Phòng ăn là một phần quan trọng và không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà. Đây là nơi tất cả các thành viên trong gia đình ngồi lại với nhau sau cả buổi bận rộn, để cùng chia sẻ những câu chuyện vui buồn của cuộc sống thường nhật trong mỗi bữa ăn. Vì vậy, việc thiết kế nội thất phòng ăn thực sự là một giải pháp tích hợp nhiều yếu tố: công năng, thẩm mỹ và sự ấm cúng.
Đảo chế biến thường được thiết kế độc lập, có thể di chuyển và có cao độ bằng cao độ mặt bếp. Bên dưới đảo chế biến thường bố trí các hộc kéo chức năng để dụng cụ chế biến như: bộ cắm dao, thớt, ngăn gia vị… Trong một số trường hợp, đảo chế biến còn được thiết kế thêm một chậu rửa để tiện dụng hơn.
Hầu hết nhà phố được thiết kế bố trí bàn ăn gần khu vực bếp, việc này đòi hỏi các KTS phải thiết kế khu vực bàn ăn trong không gian bếp sao cho hiện đại, sạch và tiện dụng. Trước hết, một mặt bếp nối được thiết kế cao hơn 40cm để tạo điểm ranh giới, sau đó trần nhà và đèn được bố trí để làm nhiệm vụ phân chia không gian cho thật khéo léo mà không gây mất thẩm mỹ cho khu vực bàn ăn, vốn đòi hỏi một không gian riêng và ấm cúng.
Nếu nội tướng yêu cầu một vương quốc riêng và hiện đại trong ngôi nhà với diện tích nhỏ thì sự bài trí đòi hỏi phải hết sức khéo léo, tránh việc: đã chật lại còn …hẹp. Chủ nhân của những căn bếp này thường là người của công việc xã hội nên việc bố trí một kệ trang trí được thiết kế như bình phong, một bar giả thật xinh hay một tấm kính trắng giữa 2 gam màu tường cũng có thể tạo ra không gian của căn bếp hiện đại và riêng biệt.
Những căn bếp hiện đại được thiết kế không sử dụng nguồn vật liệu gỗ tự nhiên mà thay vào đó là các lọai vật liệu mới như: Okal, MDF, Laminated … những loại vật liệu này khá nhẹ, dễ thi công, màu sắc phong phú, không bị mối mọt và đặc biệt là có thể thay thế dễ dàng nếu bị hư hỏng, tuy nhiên hầu hết được khuyến cáo là nên tránh ngâm nước trực tiếp.