Hòa Phát lọt Top 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 40 thương hiệu công ty giá trị nhất Việt Nam, với tổng giá trị thương hiệu lên đến gần 5 tỷ USD. Với giá trị ước tính 64,1 triệu USD, Hòa Phát đứng thứ 16 trong danh sách này.

Đây là lần đầu tiên Forbes công bố danh sách, dựa trên sự đánh giá lựa chọn khách quan từ hơn 300 thương hiệu và loại bỏ những thương hiệu nước ngoài dù được sản xuất trong nước.

Phương pháp đánh giá được Forbes Việt Nam sử dụng để xếp hạng danh sách này là nhìn vào những số liệu tài chính. Cụ thể là tính toán đóng góp của thương hiệu vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy đòi hỏi phải có các số liệu tài chính minh bạch, do vậy, một số công ty dù có thương hiệu đáng chú ý lại không có đủ cơ sở để tính toán giá trị. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa, số liệu tài chính không công bố đầy đủ cũng khó có thể xác định.

Đáng chú ý là các thương hiệu có giá trị của Việt Nam chủ yếu được hình thành sau năm 1986, tức là sau khi nền kinh tế chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường. Hầu hết các thương hiệu công ty được xây dựng trong vòng 20 năm qua cũng cho thấy quá trình phát triển của cộng đồng doanh nghiệp nước ta trong xu thế hội nhập.

Được thành lập năm 1992, Tập đoàn Hòa Phát đã được khẳng định thương hiệu dẫn đầu của mình ở nhiều ngành hàng như thép xây dựng, ống thép, nội thất văn phòng, thiết bị xây dựng, bất động sản,… Hòa Phát nằm trong số rất ít các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đa ngành có sức khỏe tài chính lành mạnh, minh bạch, được công chúng đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng, đánh giá cao.

Trước đó, tạp chí Forbes Việt Nam cũng công bố 50 công ty niêm yết tốt nhất, là các công ty niêm yết dẫn đầu thị trường chứng khoán Việt Nam và HPG lần thứ tư góp mặt trong bảng xếp hạng uy tín này.

Dưới đây là danh sách 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn:

1. Vinamilk (1976) $1,520 triệu
2. Viettel (1989) $752,8 triệu
3. Vingroup (1993) $279 triệu
4. Sabeco (1977) $247 triệu
5. FPT (1988) $171 triệu
6. Vietinbank (1988) $147 triệu
7. Vietcombank (1963) $135 triệu
8. Masan Group (1996) $126 triệu
9. BIDV (1957) $125 triệu
10. Việt Nam Airlines (1956) $78 triệu
11. Thế giới di động (2004) $77 triệu
12. Bảo Việt (1964) $72,8 triệu
13. PVI (1996) $66,4 triệu
14. Ô tô Trường Hải (1997) $65,4 triệu
15. Nutifood (2000) $64,8 triệu
16. Hòa Phát (1992) $64,1 triệu
17. Habeco (1957) $63,8 triệu
18. Vietjet Air (2007) $63,4 triệu
19. MBBank (1994) $61,7 triệu
20. Dược Hậu Giang (1982) $59,4 triệu
21. Thực phẩm TH (2010) $58,4 triệu
22. PNJ (1988) $53,3 triệu
23. Sacombank (1991) $47,6 triệu
24. Techcombank (1993) $39,7 triệu
25. Minh Long (1970) $39,5 triệu
26. VPBank (1993) $37,7 triệu
27. VNG (2004) $35,5 triệu
28. REE (1977) $31,2 triệu
29. Nhựa Bình Minh (1977) $28,2 triệu
30. Đạm Phú Mỹ (2003) $27 triệu
31. Traphaco (1972) $25,5 triệu
32. ACB (1993) $25,3 triệu
33. CotecCons (2004) $24,4 triệu
34. Xi măng Hà Tiên (1964) $23 triệu
35. Hoa Sen (2001) $21,9 triệu
36. Biti’s (1982) $17,4 triệu
37. Chứng khoán Sài Gòn – SSI (1999) $17,3 triệu
38. Chứng khoán Tp.HCM – HSC (2003) $15,7 triệu
39. Cao su Đà Nẵng (1975) $15,5 triệu
40. Thiên Long (1981) $13,5 triệu

Nguồn: hoaphat.com.vn

NÓI KHÔNG VỚI HÀNG NHÁI! - XEM THÔNG BÁO CÁC WEBSITE NHÁI THƯƠNG HIỆU HÒA PHÁTThông báo