Tư thế ngồi học ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả học tập và sức khỏe của trẻ. Nếu ngồi sai tư thế và sử dụng một chiếc bàn học không hợp lý sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh như cận thị, vẹo cột sống, gù lưng…
Bàn ghế ngồi học gần như sẽ quyết định tư thế ngồi học của trẻ, dưới đây là những lưu ý cần biết trước khi chọn mua các vật dụng đó.
1. Chọn bàn học dựa vào độ tuổi của bé
Ở mỗi độ tuổi sẽ có những kích thước và thiết kế của bàn học để đảm bảo sức khỏe, thuận tiện và tạo hứng thú để trẻ học tốt hơn hơn.
Đối với trẻ học mẫu giáo: Nên chọn ghế có chiều cao 30cm và bàn cao 50cm. Màu sắc nên tươi sáng, nhẹ nhàng với các trang trí ngộ nghĩnh, đáng yêu.
Chức năng: có thể kết hợp vừa là bàn học vừa là bàn chơi. Bé sẽ rất tự hào khi có một góc học tập riêng để tập tô chữ, tô màu, để những cuốn truyện tranh cổ tích của bé.
Với trẻ ở độ tuổi tiểu học: Nên chọn ghế có chiều cao 33cm và bàn cao 55cm (cỡ 3), hoặc ghế cao 38cm và bàn cao 61cm (cỡ 4). Bé ở độ tuổi này thì thời gian bé ngồi học cũng nhiều hơn ở độ tuổi mẫu giáo.
Cần đảm bảo vị trí đặt bàn học đủ sáng, thoáng. Màu sắc thư giãn hoặc khơi gợi sự sáng tạo như màu hồng phấn nhẹ, xanh lá, xanh biển, màu vàng là những màu gợi ý cho bạn.
Khi trẻ ở độ tuổi học THCS: Bạn có thể chọn bàn ghế ở cỡ 4 hoặc ghế cao 44cm và bàn cao 64cm. Bàn thiết kế rộng hơn, đủ không gian để các em có một không gian riêng tư. Bạn nên chọn loại ghế có thể tăng chỉnh được chiều cao phù hợp với trẻ.
Bàn học cho học sinh THCS có thiết kế đơn giản, hiện đại, kích thước mặt bàn khoảng 40 – 50cm. Ghế nên là loại ghế có thể tăng chỉnh chiều cao được để phù hợp hơn với chiều cao của trẻ.
Lưu ý:
– Theo những nghiên cứu thì một bộ bàn ghế có kích thước phù hợp là chiều cao ghế ngồi có tỷ lệ bằng 0.27 chiều cao học sinh, chiêu cao bàn học bằng 0.46 chiều cao học sinh.
– Thành ghế hơi ngả về sau một góc 5/100 so với đường thẳng đứng, chiều rộng ghế bằng 2/3, 2/4 dài đùi. Chiều ngang tối thiểu của bàn cho một chỗ ngồi tối thiểu là 0.4 – 0.5 m2.
2. Chất liệu và độ an toàn
Nên chọn chất liệu gỗ để làm bàn học cho trẻ. Yếu tố an toàn nên được đặt lên hàng đầu khi chọn mua bàn học và ghế ngồi học cho trẻ em. Không chọn những chất liệu dễ vỡ như bàn bằng kính.
Nếu làm bằng kim loại phải ko được có những cạnh sắc, chi tiết nhọn vì trẻ con thường hiếu động, tránh việc trẻ đùa nghịch có thể va đập gây chấn thương. Lớp sơn, vecni ở ngoài cũng phải an toàn, không gây độc hại.
3. Màu sắc
Lựa chọn màu sắc bàn học giúp trẻ có cảm giác thoải mái hoặc tạo hứng thú cho trẻ học tập tốt hơn Mục đích là tạo cho trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú khi ngồi học. Nên chọn màu nhẹ , trung tính, không bóng dễ gây lóa như xanh lá cây, vàng nhạt…
Tránh chọn những màu sắc sặc sỡ như đỏ, tím… Như vậy sẽ khiến mắt trẻ bị kích thích mạnh, dễ mệt mỏi. Để bé tự lựa chọn màu sắc yêu thích của mình cũng là lựa chọn khác. Không nhất thiết là phải đi theo lối mòn con gái màu hồng và con trai màu xanh.
4. Chức năng
Bàn học có nhiều ngăn, hộc & giá sách cho trẻ tự sắp xếp, bài trí góc học tập. Bàn cần có đủ không gian hoặc phụ kiện như ngăn kéo, giá sách đủ rộng để đựng các vật dụng khác như: sách, vở, giấy, bút, kéo, đồ thủ công…
Hãy để bé tự sắp xếp, dọn dẹp và trang trí góc học tập của mình. Bé sẽ rất tự hào khi được tự trang trí góc riêng của mình và khoe với bạn.
Đối với trẻ em, việc có được một không gian đa dạng gồm nhiều kiểu dáng, kích cỡ, chức năng, vừa tạo sự thích thú, vừa tạo nên rất nhiều không gian chứa đồ đạc cho bé.
[Để xem các sản phẩm “Nội thất văn phòng” do Hòa Phát sản xuất, vui lòng nhấn vào đây]