Sử dụng vách ngăn trong trang trí nội thất văn phòng

Vách ngăn văn phòng được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế văn phòng để tạo nên không gian làm việc riêng cho từng bộ phận, sự độc lập tương đối nhưng vẫn đảm bảo tính tương tác hiệu quả trong quá trình làm việc, xây dựng không gian gần gũi cho sự liên kết hợp tác trong nhóm. Sử dụng vách ngăn văn phòng sẽ giúp hạn chế tối đa ngăn cách giữa các phòng ban, tạo ấn tượng chuyên nghiệp cho công ty trong mắt khách hàng. Đối với các văn phòng có diện tích hạn chế, chúng lại càng phát huy tính hiệu quả khi không chiếm nhiều không gian, diện tích. Vách ngăn văn phòng có nhiều chủng loại và rất đa dạng sản phẩm, ta có thể phân loại dựa trên các tiêu chí sau:

Theo tính linh hoạt

Vách ngăn văn phòng được chia thành vách ngăn di động và vách ngăn cố định. Với vách ngăn di động, ta dễ dàng di chuyển, tháo lắp, thay đổi cách bố trí, đóng mở không gian một cách linh hoạt.  Ngược lại, đối với vách ngăn cố định thì không thể thay đổi hoặc di chuyển. Chính vì thế ta cần phải cân nhắc lựa chọn, bố trí vách ngăn hợp lý trong quá trình thiết kế nội thất văn phòng theo từng khu vực chức năng để tránh các vấn đề thực tế phát sinh không mong muốn, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.

vách ngăn

Theo công năng

Vách ngăn văn phòng được chia thành 2 loại. Vách ngăn tuyệt đối có chiều cao từ nền đến sát trần dùng để ngăn không gian làm việc giữa các phòng ban. Vách ngăn tương đối cao khoảng 1,2m dùng để tạo nên không gian làm việc thoải mái, riêng tư cho từng cá nhân nhưng vẫn giữ được tinh thần tập thể, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.

vach ngan van phong 2

Theo chất liệu sử dụng

Chất liệu sử dụng trong vách ngăn văn phòng là sự riêng biệt hoặc kết hợp giữa các chất liệu kính, gỗ, thạch cao, inox, nỉ, nhôm… Lựa chọn màu sắc vách ngăn cần phải phối hợp hiệu quả với màu sắc bàn làm việc nhằm tạo nên không gian hài hòa, tâm trạng thoải mái cho nhân viên.

vach ngan van phong

Vách ngăn khung nhôm bọc Laminate với ưu điểm tạo nên sự sang trọng, bề mặt vân tự nhiên, dễ dàng vệ sinh, không trầy xước, phù hợp với xu hướng hiện đại của không gian nội thất văn phòng. Vách ngăn khung nhôm bọc nỉ được ưu chuộng sử dụng nhất vì sự đa dạng màu sắc, dễ dàng phối màu, thi công sản xuất nhanh, giá thành hợp lý. Ngoài ra, đối với các khu vực trang trọng, ta thường sử dụng vách ngăn phủ Melamine.

vach ngan van phong vach ngan van phong

Khi không gian làm việc cần được chia sẻ và tách khỏi khu vực liền kề mà không muốn ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng, hệ thống vách ngăn văn phòng là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho văn phòng của bạn.

Phong thủy bàn làm việc 2013 để một năm thành công hơn

Đa số người Việt thường không chú trọng bàn làm việc. Nhưng năm mới đến rồi, hãy thay đổi thói quen lộn xộn đó đi nào, bắt đầu từ… góc làm việc

Sắp xếp bàn làm việc hợp lý là rất quan trọng bởi đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công hay thất bại của bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số nguyên tắc để giúp góc làm việc của bạn hoàn thiện hơn nhé!

bàn làm việc

Theo quy cách của người xưa
Ban lam viec phải hướng ra cửa: Khi chọn phòng làm việc, bạn cần xem xét kỹ để phương và vị hợp với tuổi của mình. Bàn làm việc phải luôn hướng ra cửa nhưng không đối diện cửa ra vào. Cách làm này giúp cho người làm việc luôn tỉnh táo, thông minh và làm việc hiệu quả.
– Sau lưng người ngồi phải có điểm tựa: Sau lưng người ngồi phải lấy tường làm “sơn” (núi) tựa, nên gọi là “lạc sơn”. Cách sắp xếp này làm cho người ngồi có nhiều “quý nhân” giúp đỡ; đồng nghiệp thân thiện, sự nghiệp thăng tiến. Rất kỵ kê bàn làm việc mà khi ngồi quay mặt vào tường.
– Không nên bị cửa xung: Nếu khi ngồi vào bán, đối diện với cửa ra vào sẽ khiến tư tưởng người làm việc luôn bị phân tán, trì trệ, hiệu quả công việc thấp, hay mắc sai lầm…
– Không nên quay lưng ra cửa: Cách ngồi này thiếu “sơn”, tức chỗ dựa. Sẽ không được cấp trên chú trọng, không được cấp dưới nể phục.
– Không nên kê bàn giữa phòng: Vì khi đó cả bốn bên đều thiếu “sơn”, người làm việc luôn ở thế cô lập, không được nâng đỡ về tinh thần và sự nghiệp, thiếu tỉnh táo và dễ mắc sai lầm…
Nguyên tắc bày biện chung
– Đặt máy tính ở bên phải bàn, hướng tây (thuộc cung tử tức) hoặc hướng tây bắc (cung quý nhân). Những vị trí này sẽ hỗ trợ cho hoạt động suy nghĩ và nhận thức.
– Xếp hồ sơ, giấy tờ cần giải quyết gấp ở hướng đông (cung tài lộc).
– Nếu đèn bàn được bố trí tại hướng nam (cung danh vọng), bạn sẽ thưởng được cấp trên công nhận hoặc khen ngợi.
– Đặt vật chặn giấy thủy tinh hoặc pha lê ở hướng tây bắc (cung quý nhân). Từ đó, bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ của nhiều người.
– Danh thiếp của đối tác làm ăn nên đặt ở hướng bắc (thuộc cung quan lộc). Có vậy công việc của bạn mới có thể gặp nhiều thuận lợi, may mắn.

Tham khảo một số gợi ý bố trí nội thất văn phòng

Văn phòng là bộ mặt của công ty, là không gian làm việc của nhân viên. Một không gian nội thất văn phòng vừa sang trọng, hiện đại đồng thời cũng là nơi tạo không khí thoải mái, hứng khởi cho nhân viên là điều mà doanh nghiệp, công ty nào cũng mong muốn có được. Và yếu tố hàng đầu giúp bạn có được điều đó nằm ở sự lựa chọn đồ nội thất văn phòng và bài trí nó. Các bạn có thể tham khảo một số cách lựa chọn và bài trí của chúng tôi để không gian văn phòng của bạn trở nên ấn tượng.

1 – Căn cứ vào đối tượng sử dụng để trang trí nội thất văn phòng

Để tạo sự thoải mái và thuận tiện khi sử dụng, việc lựa chọn nội thất văn phòng cần chú ý tới giới tính của đối tượng sử dụng. Đối với những văn phòng có đông nữ giới, bàn ghế văn phòng nên chọn loại nhỏ gọn, vừa người. Những đồ đạc nhiều góc cạnh, nặng nề với các chất liệu kim loại thường chỉ phù hợp với phái mạnh. Mặt khác, phụ nữ xem đồ nội thất phản ánh chính hình ảnh của họ và không phải phụ nữ nào cũng có ý thích giống nhau nên việc quy các kiểu thiết kế về những tiêu chuẩn đặt sẵn là một điều khó khăn.

2 – Căn cứ vào tính chất công việc để trang trí nội thất văn phòng

Ngoài việc căn cứ vào giới tính, chúng ta cũng nên xem xét tới một số đặc điểm về công việc giữa các phòng, ban.

Nội thất văn phòng cho phòng hành chính thường sử dụng bàn ghế màu ghi sáng hoặc các màu sắc khác có hệ số phản chiếu ánh sáng cao như trắng, xanh da trời.

Nội thất phòng làm việc
Nội thất phòng làm việc

Ngược lại, nội thất các phòng thiết kế hay phụ trách ý tưởng nên nằm khuất, diện tích được ưu tiên khá rộng rãi, thoáng đãng, sử dụng sắc màu mạnh, có sắc ấm nóng như đỏ, cam, vàng cũng gây được ấn tượng mạnh mẽ và dứt khoát đồng thời dễ bộc lộ cá tính sáng tạo. Cả hai phòng chức năng này có thể cách điệu thành khuôn phòng tròn sau lớp kính trong suốt – thích hợp cho môi trường sáng tạo và giao tiếp mở.

Nội thất văn phòng các phòng Kinh doanh, PR, Marketing nên được bố trí sát cạnh nhau và phân cách bằng kính trong suốt đem lại cảm giác thông thoáng và liên kết giữa các bộ phận.

Nội thất văn phòng phòng tiếp tân và góc thư giãn của nhân viên nên bố trí nhiều góc thở để trồng cây xanh. Những cụm cây xanh ở từng góc phòng hay ghế chờ ở bộ phận Tiếp tân, lối đi rải sỏi trắng muốt; hồ cá ngăn cách giữa phòng chờ với các bộ phận làm việc và góc thư giãn nằm khuất gọn sau những chậu cây xanh cũng góp phần làm mềm lại cảm giác khô, lạnh do kính, kim loại được sử dụng trong văn phòng.

Nội thất văn phòng phòng Giám đốc, phòng họp và phòng khách thường chọn không gian vuông và chữ nhật để tạo sự nghiêm túc, chuyên nghiệp. Cũng là những vật dụng, thiết bị như trong các phòng họp thông thường với máy chiếu, bàn ghế, tủ hồ sơ… nhưng việc sử dụng những gam màu trẻ trung, nổi bật với các kiểu dáng bàn ghế lạ mắt đã làm giảm đi sự đơn điệu vốn có của không gian phòng họp và khơi dậy sự thích thú đầy hứng khởi trước khi bước vào buổi họp.

Nội thất phòng giám đốc nên kết hợp với bàn là những chiếc ghế được làm bằng từ chất liệu da cao cấp, lưng tựa rộng, cao và mềm mại. Ghế được thiết kế 5 bánh xoay tròn, có tính năng nâng lên, hạ xuống tạo tư thế ngồi thoải mái và có thể thư giãn mỗi khi căng thẳng.

 

Bàn giám đốc cao cấp
Bàn giám đốc cao cấp

Nội thất phòng tiếp khách hiện đại và sang trọng, giản dị nhưng lịch lãm, hay cách điệu và sáng tạo, tất cả tùy thuộc vào việc doanh nghiệp muốn gửi gắm đến đối tác và khách hàng của họ thông điệp gì. Điều quan trọng, căn phòng này phải thể hiện được phong cách đặc trưng của doanh nghiệp qua cách bài trí nhất quán, giàu tính thẩm mỹ và tạo cảm giác thuận tiện tối đa cho quan khách.

Với sự đa dạng trong thiết kế kiến trúc, thì các dạng phòng họp cũng rất phong phú. Nếu trước đây, phòng họp chỉ là những không gian hình chữ nhật hoàn toàn khô cững thì ngày nay, căn phòng đó có thể là hình oval hay hình lục lăng nữa. Chính vì thế mà xu hướng nội thất cũng có sự chuyển mình để làm cho phòng họp hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, theo quan niệm phong thủy, một chiếc bàn hình oval hay hình bầu dục sẽ giúp chúng ta đón nhận sự may mắn từ nhiều hướng quy tụ về. Chính vì lẽ đó, những kiểu bàn hình oval thường được dùng trong nội thất văn phòng để đem lại tài lộc và may mắn cho công ty.

Nội thất phòng họp
Nội thất phòng họp

3 – Căn cứ vào quy mô sử dụng để trang trí nội thất văn phòng

Quan tâm đến quy mô sử dụng khi bài trí văn phòng sẽ giúp nhà quản trị không chỉ tiết kiệm được nguồn lực và còn phát huy được tối đa hiệu suất làm việc của nhân viên.

Phòng họp hoặc các phòng làm việc chung của nhiều người sẽ là nơi có thể phát huy sự liên kết và tinh thần tập thể trong doanh nghiệp. Các không gian này cần thoáng đãng và dễ chịu. Trong các không gian này, bộ bàn ghế luôn là một phần không thể coi nhẹ khi nói tới vấn đề nội thất. Một chiếc bàn hình chữ U hay Oval đang là sự lựa chọn hàng đầu của các công sở hiện nay vì nó góp phần tạo cảm giác thân thiện khi các thành viên đều có thể giao tiếp bằng mắt với nhau; đồng thời những đường cong uốn lượn sẽ mang lại nhiều điều may mắn, tài lộc, theo quan niệm của thuật phong thủy. Đối với công sở không có đủ diện tích mặt bằng để phân chia quá nhiều phòng chức năng thì những đường cong phân cách không gian làm việc khá điệu đàng và nghệ thuật đã tạo nên một môi trường làm việc hài hòa, phóng khoáng nhưng vẫn phần nào đảm bảo nét riêng tư và độc lập trong công việc.

Bảo quản đồ nội thất văn phòng bền đẹp với thời gian

Đồ gỗ nội thất văn phòng tạo cho căn phòng bạn vẻ tráng lệ, lộng lẫy nhưng chỉ sau một thời gian, đồ gỗ đã bắt đầu mất đi độ bóng của nó. Để bảo tồn độ sáng của đồ gỗ nội thất, bạn nên có sự quan tâm đúng cách.

nội thất văn phòng
Bàn làm việc văn phòng

Bảo vệ đồ nội thất gỗ khỏi ẩm mốc

Độ ẩm ảnh hưởng rất nhiều đến đồ gỗ nội thất của bạn. Độ ẩm cao dẫn đến phồng rộp gỗ, trong khi đó, hiện tượng gỗ bị tách hoặc nứt sẽ xuất hiện khi độ ẩm ở mức thấp. Độ ẩm cao cũng gây ra sự tăng trưởng của nấm mốc trên đồ gỗ nội thất. Với sự trợ giúp của máy hút ẩm, bạn có thể duy trì độ ẩm đều đặn khoảng 50%.

Bảo vệ đồ gỗ nội thất khỏi ánh sáng mặt trời

Các tia nắng mặt trời có thể thay đổi màu sắc của đồ nội thất gỗ. Do đó, bạn cần đặt đồ gỗ trong khu vực thích hợp. Màu của đồ gỗ sẽ bị thay đổi nếu bạn đặt nó trong khu vực nhiều sáng. Trong thời tiết quá khô sẽ gây ra các vết nứt gỗ. Để bảo vệ đồ gỗ, bạn có thể dán màn hình hoặc phim mỏng trên cửa sổ. Tấm phim này sẽ ngăn ánh sáng tia cực tím vào phòng.

Bảo vệ đồ gỗ không bị vết xước

Hãy đặt miếng đệm bên dưới lọ, ly, chén để bảo vệ đồ gỗ. Các miếng đệm giúp đồ nội thất gỗ không bị trầy xước, bị bẩn và các vật gây nhiệt. Đừng sử dụng nhựa hoặc cao su trên các bề mặt gỗ tự nhiên. Nếu đồ nội thất gỗ có một số vết trầy xước nhỏ, bạn có thể giấu chúng đi với các sản phẩm che vết xước. Nhưng nếu vết trầy xước quá lớn, hãy thử sử dụng một cây bút nét lớn hoặc xi đánh bóng giày có màu gần nhất với nội thất gỗ của bạn.

Bảo vệ nội thất gỗ khỏi vết ố do nước

Sử dụng miếng đệm, thảm hay đế lót ly trên đồ gỗ nội thất nếu bạn không muốn những vết ố có thể xuất hiện trên đó. Bạn có thể xóa vết ố do nước hoặc vết ố khác khỏi đồ gỗ bằng cách tạo một hỗn hợp tro thuốc lá và dầu ăn. Bạn nên cọ vết ố bằng một tờ giấy nhám với hỗn hợp đó.

Đánh bóng đồ gỗ đúng cách

Hãy đánh bóng cho đồ nội thất gỗ ít nhất ba hoặc bốn lần trong một năm. Không nên đánh bóng quá mức trên đồ nội thất gỗ vì nó có thể hình thành một lớp mây. Và nên lau sạch lớp đánh bóng thừa trước khi nó khô. Không pha trộn các loại dầu đánh bóng khác nhau. Chất dầu làm cho sáp có độ dính. Nên làm sạch bề mặt của đồ nội thất thật kỹ trước khi thay đổi sản phẩm chăm sóc đồ nội thất.

Làm sạch đồ gỗ

Nên thường xuyên làm sạch bụi trên đồ gỗ nội thất, nếu không một lớp bụi bẩn mỏng sẽ đóng dày trên bề mặt gỗ. Quần áo mềm và chổi bằng lông vũ sẽ rất phù hợp để làm sạch và bảo vệ đồ nội thất gỗ của bạn.

Nên hút bụi nhẹ nhàng để loại bỏ bụi từ bề mặt của đồ gỗ. Bạn có thể sử dụng khăn mềm hoặc vải mềm để quét sạch bụi. Hãy phủi bụi cho đồ nội thất trước khi hút bụi trên sàn nhà.

Các loại gỗ cơ bản thường dùng trong sản xuất đồ nội thất

Trong thời đại mới, nội thất đồ gỗ gia đình hiện đang “lên ngôi” và là nhóm mặt hàng chủ lực cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng nội thất. Nội thất đồ gỗ không chỉ  mang lại sự ấm cúng cho gia đình, đậm nét hiện đại, mà nó còn thể hiện đẳng cấp của người sử dụng. Mỗi loại gỗ mang một đặc tính khác nhau, vì vậy nó chỉ thể hiện đúng tính năng của mình khi chúng ta sử dụng đúng mục đích và phù hợp tính năng đó. Người tiêu dùng khôn ngoan hiện nay nên nắm rõ đặc tính của từng loại gỗ để có lựa chọn đúng những món đồ nội thất mà mình sẽ sử dụng.

Ghế Salon

Bàn ghế Salon rất thích hợp với nhiều loại gỗ như: Cẩm Lai, Giáng Hương, Mun Sọc, Mun Đen, Xoan Đào, gỗ Sồi, Căm xe… Các loại gỗ này ít bị cong vênh, vân gỗ nổi và có nhiều màu, chịu được nhiệt độ cao, phù hợp cho thiết kế nội thất của các gia đình hiện đại. Tùy theo giá cả từng loại gỗ mà người tiêu dùng có thể lựa chọn các kiểu bàn ghế Salon của các nhà sản xuất đưa ra. Những bộ Salon bằng chất liệu 100% gỗ tự nhiên như Cẩm Lai, Giáng Hương, Gõ Đỏ… có giá lên tới hàng trăm triệu đồng. Còn các bộ khác có chất liệu nhóm gỗ thấp hơn như Xoan Đào, gỗ Sồi thì giá thấp hơn nhiều khoảng vài chục triệu đồng.

đồ nội thất
Bộ Salon gỗ quý Gõ đỏ sang trọng, đẳng cấp

Giường ngủ

Có rất nhiều loại gỗ tự nhiên rất đẹp thích hợp cho giường ngủ, sản phẩm này cần những loại gỗ có vân đẹp vì thường giường ngủ cần gỗ có mặt lớn. Những loại gỗ thích hợp để thiết kế giường ngủ như: Xoan Đào, Sồi, Pơ mu. Loại cao cấp hơn là gỗ Gụ, Trắc, Cẩm Lai, Mun đen, Mun sọc… Tuy nhiên những loại gỗ này có giá thành cao và rất quý hiếm. Bởi vậy, sự lựa chọn tốt nhất cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng là gỗ Xoan Đào. Loại gỗ này thuộc gỗ nhóm 4, đây là loại gỗ mọc tự nhiên ở trên rừng, vân gỗ của nó rất đẹp thích hợp cho các loại giường có mặt gỗ lớn, thịt gỗ chắc, cứng, có khả năng chịu lực cao. Hiện gỗ Xoan Đào là loại gỗ được ưa chuộng hàng đầu để sản xuất các vật dụng nội thất tại thị trường Việt Nam do chất lượng tốt và giá thành phù hợp.

Tủ bếp

Đồ gỗ trong bếp có yêu cầu là phải chịu được nhiệt độ cao, chịu nước và có độ bền tốt. Chính bởi chức năng sử dụng và yêu cầu đó, mà gỗ dổi là lựa chọn tốt cho gia đình bạn. Loại gỗ này có độ bền cao, vân tự nhiên và sắc nét, thích hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. Tủ bếp gỗ dổi thể hiện sự sang trọng, cổ điển mà vẫn toát lên vẻ hiện đại và có độ bền tốt. Ngoài ra, một số loại gỗ khác cũng hay được sử dụng như : Xoan đào, sồi đỏ, sồi trắng, bạch tùng… Một số loại gỗ khá quý hiếm rất thích hợp cho tủ bếp là Giáng hương, Căm xe, Gõ đỏ.

Bàn ăn gỗ kính mang nét vừa cổ điển pha lẫn hiện đại
Bàn ăn gỗ kính mang nét vừa cổ điển pha lẫn hiện đại

Cầu thang

Đặc tính của gỗ thường hay bị cong, vênh nên khi lựa chọn loại gỗ để sử dụng cho cầu thang thường phải chọn gỗ tốt và chất lượng. Căm xe là loại gỗ được các nhà sản xuất lựa chọn đầu tiên nhất. Loại cây này được xếp vào nhóm II trong bảng phân loại gỗ, cây phân bổ chủ yếu từ miền Trung trở vào. Gỗ Căm xe cứng, chắc và nặng, không có mối mọt và được xem như một loại gỗ Lim ở phía Bắc. Căm xe có giác lõi phân biệt, giác màu trắng vàng nhạt, dày, lõi màu đỏ thẫm hơi có vân, thớ gỗ mịn, nặng, tỷ trọng 1,15 (15% nước). Loại cây này cho gỗ tốt, rất bền, không bị mối mọt, chịu được mưa nắng. Gỗ Căm xe không cong vênh và biến dạng nên rất thích hợp để làm mặt bậc cầu thang trong nhà.

Cửa gỗ

Cửa là phần quan trọng của ngôi nhà. Vật liệu dành cho cửa rất đa dạng như: Sắt, nhôm, kính, nhựa…, nhưng thông dụng nhất vẫn là gỗ bởi vẻ đẹp sang trọng và bền bỉ mà gỗ mang lại. Các nhà sản xuất thường chọn gỗ Trò, Căm xe cho khuôn cửa. Với cửa bên ngoài, như cửa sổ và cửa chính, vì công năng sử dụng nhiều, lại chịu tác động thường xuyên của mưa nắng, gió nên yêu cầu độ bền của vật liệu cao. Các loại gỗ thường được sử dụng đó là: Căm xe, Gõ đỏ, Xoan đào, Sồi, Ash… Hiện nay, rất nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn cửa gỗ cho các công trình nhà cửa của họ.

Đồ nội thất văn phòng

Đối với nội thất trong văn phòng, do thường sử dụng điều hòa, ít khi tiếp xúc với mưa nắng bên ngoài, hơn nữa lại thường xuyên thay mới nên không đòi hỏi độ bền quá cao. Bạn có thể sử dụng Xoan đào, Bạch tùng, gỗ công nghiệp, veneer, … giá thành của chúng vừa phải, nhiều màu sắc và kiểu dáng đẹp, rất thích hợp cho văn phòng làm việc như bàn, ghế, kệ tủ văn phòng.

Bàn làm việc Giám đốc bằng gỗ tự nhiên
Bàn làm việc Giám đốc bằng gỗ tự nhiên

Tùy vào công năng sử dụng của đồ nội thất, đặc tính của gỗ mà bạn có thể chọn được những loại gỗ thích hợp và đảm bảo tính thẩm mỹ, sự ấm cúng trong gia đình.

Tìm hiểu vật liệu sản xuất bàn tủ văn phòng cao cấp

Một ngày, có nhu cầu mua các lọai bàn, ghế, tủ để trang bị cho văn phòng công ty bạn, bạn dạo một vòng quanh các khu phố chuyên về đồ nội thất văn phòng như Đê La Thành, Đường Láng và bạn dễ dàng tìm thấy chen lẫn trong những sản phẩm nội thất dành cho nhà ở là những sản phẩm nội thất dành cho văn phòng như bàn làm việc, bàn họp, tủ văn phòng…Bạn nhìn ngắm, săm soi từng sản phẩm.

Bạn sẽ được biết rằng để tạo ra một sản phẩm đẹp, chinh phục trái tim và cảm xúc những thượng đế cầu toàn và khó tính là thành quả của sự phối hợp của những người đảm nhận vai trò thiết kế và những người phụ trách khâu sản xuất, nắm giữ chìa khóa linh hồn của sản phẩm. Thiết kế đẹp đồng nghĩa với sự hài hòa về màu sắc, đường nét, hình khối, cách phối hợp các vật liệu và cả tính năng ứng dụng thuận tiện của sản phẩm. Và để hiện thực hóa vẻ đẹp, người phụ trách khâu sản xuất phải thật sự nắm vững kỹ thuật từ kỹ thuật sơn lên bề mặt sản phẩm đến việc bắt từng con ốc liên kết, lắp từng bản lề vào sản phẩm sao cho vừa thật chắc chắn, vừa thật khéo léo. Tuy nhiên, quan trọng hơn tất cả đó là nguyên vật liệu sử dụng cho các sản phẩm bàn ghế văn phòng này đòi hỏi phải được chọn lựa thật tỉ mỉ trong số rất nhiều chủng lọai nguyên vật liệu trong và ngòai nước. Nhiều loại vật liệu, phụ kiện và kể cả máy móc gia công đều phải được nhập về từ nước ngoài nhằm chinh phục trái tim các khách hàng khó tính vốn đòi hỏi cao về tính thẩm mỹ, độ bền với thời gian của sản phẩm.

Bàn tủ phòng Giám Đốc MDF Veneer phủ PU
Bàn tủ phòng Giám Đốc MDF Veneer phủ PU

Chúng tôi chia sẻ với bạn một vài thông tin về các nguyên vật liệu được dùng trong sản xuất bàn, tủ văn phòng trên:

Vật liệu dùng làm các lọai bàn làm việc, bàn họp, tủ văn phòng hầu hết được làm từ gỗ công nghiệp (hay còn gọi là gỗ nhân tạo). Gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều để tạo ra các sản phẩm nội thất văn phòng do bề ngoài không khác gỗ tự nhiên, và đặc tính cơ lý ưu việt không cong vênh, co ngót như gỗ tự nhiên, do đó sẽ tránh được sự rạn nứt bề mặt khi gia công phun phủ PU lên sản phẩm. Các loại ván gỗ nhân tạo thường được sử dụng là ván MFC và MDF.

– Ván dăm MFC: Là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (Keo, cao su, bạch đàn…), có độ bền cao. Bề mặt MFC được phủ bằng melamine chống ẩm và trầy xướt, hoặc dán bằng veneer (tức là gỗ tự nhiên được lạng ra). MFC được sản xuất qua quá trình ép từ gỗ tự nhiên xay thành dăm và trộn keo. MFC có nhiều lọai đến từ nhiều nước khác nhau như Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Đức…Trong đó MFC Đức thường được chọn để làm các sản phẩm bàn văn phòng cao cấp do có chất lượng tốt. MFC phủ melamin giống như vân gỗ thật thường được sử dụng để làm bàn, tủ làm việc dành cho nhân viên do giá thành không cao (Sản xuất đơn giản, không qua phun sơn xử lý bề mặt).

Bàn làm việc MFC Đức
Bàn làm việc MFC Đức

-Ván sợi MDF (còn gọi là gỗ ép): Có độ bền cơ lý cao, được tạo ra bằng cách ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo. MDF có các lọai chính là trơn, chịu nước và phủ veneer. MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước.

Hai loại MFC và MDF phủ veneer thường sử dụng để làm các loại bàn làm việc, bàn họp, tủ hồ sơ cao cấp dành cho Chủ Tịch, Giám đốc, Trưởng phòng do vẻ đẹp sang trọng mà nó mang lại. Hai loại vật liệu này phải trải qua một quá trình sơn phủ PU nhiều công đọan mới đạt được sự hoàn thiện của sản phẩm. Bề mặt sơn có rất nhiều sự lựa chọn và nhiều cấp độ : Mờ, satin, bóng, bóng như kiếng. Trong đó sơn bóng được ưa chuộng hơn cả do sự sang trọng mà nó mang lại. Một sản phẩm sơn PU đạt vẻ đẹp đẳng cấp so với sản phẩm khác là do sử dụng nguyên liệu sơn đắt tiền, dây chuyền phun sơn hiện đại, kỹ thuật phun sơn tinh tường nên bề mặt sơn không chỉ bóng mà còn phẳng, cứng, chống trầy xước và có lọai còn có độ tương phản như kiếng. Có những chiếc bàn họp, bàn làm việc tuyệt đẹp nhìn bóng như gương là do sử dụng nguyên liệu sơn bóng kiếng và máy móc chuyên biệt. Kỹ thuật này cũng đặc biệt thực hiện trên MDF chứ không thực hiện trên gỗ tự nhiên bởi độ bóng càng cao càng thể hiện sự bất toàn giữa các mối nối sản phẩm của gỗ tự nhiên. Do đặc tính của gỗ công nghiệp là hút nước nên sơn PU phải đảm bảo đạt đến 7 lớp để tránh thấm nước vào cốt gỗ, nếu sơn không đảm bảo khi gặp nước gỗ sẽ bị bung liên kết keo trong gỗ làm tấm gỗ rời ra.

Bàn họp 10 chỗ MDF Veneer phủ PU bóng kiếng
Bàn họp 10 chỗ MDF Veneer phủ PU bóng kiếng

-Phụ kiện: Phụ kiện sử dụng để sản xuất bàn ghế tủ văn phòng bao gồm ốc liên kết, ray trượt, bản lề, tay nắm, ổ khóa, các loại chân bàn, ghế …và rất nhiều phụ kiện khác. Các phụ kiện này thật sự rất quan trọng trong việc làm tăng tính thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm. Các sản phẩm nội thất văn phòng cao cấp thường sử dụng các phụ kiện ngoại nhập (Từ Đài Loan, Đức…) mới đảm bảo độ bền chắc của sản phẩm. 

Bàn họp 8 chỗ MDF Veneer phủ PU bóng
Bàn họp 8 chỗ MDF Veneer phủ PU bóng

Với những sản phẩm bàn tủ văn phòng được gia công bằng các nguyên vật liệu tốt, được chọn lọc tỉ mỉ thì tuổi thọ của sản phẩm phải đến 10 năm. Nếu không có nhu cầu làm mới văn phòng, thay đổi các mẫu mã bàn ghế khác để tạo sự tươi mới, mang đến một sinh khí mới cho nơi làm việc thì chắc chắn các sản phẩm nội thất này vẫn sẽ còn tiếp tục vòng đời của chúng, góp phần vào sự phồn vinh của công ty bạn.

Chọn vị trí bàn trà cho công ty

Nếu công ty của bạn là một môi trường năng động, yêu cầu cao về sự sáng tạo hoặc có nhiều nhân viên trẻ trung, sôi nổi thì bộ bàn trà độc đáo với sắc màu nổi bật sẽ khiến nơi làm việc trở nên thật thú vị.

Một góc thư giãn được thiết kế đơn giản nhưng ấn tượng.

Có nhiều bộ bàn trà văn phòng như bàn đôi, bàn bốn hay sáu chỗ ngồi với màu sắc phong phú, đa dạng, phù hợp nhiều nhóm đối tượng.

bàn trà

Thiết kế gọn gàng với các chi tiết được đơn giản hóa, sự góp mặt của những bộ bàn trà không làm giảm tính chất văn phòng mà còn có ý nghĩa thư giãn tích cực giúp công việc hiệu quả hơn.

Nếu văn phòng có diện tích hạn chế, chỉ một bộ sofa nhỏ gọn có sắc màu trang nhã, lịch sự cùng một bàn uống nước mặt kính cũng đủ tạo một góc thư giãn nhỏ. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có sự lựa chọn khác nhau.

Năng động hơn với bộ bàn trà độc đáo sử dụng ghế ngồi cao, dạng ghế bar… không chỉ là nơi nghỉ ngơi, thư giãn mà còn là không gian để các nhân viên bàn bạc, hội ý, trao đổi công việc và là một “phòng họp mở” rất lý tưởng.

Bổ sung vào không gian một cây cảnh, bể cá nhỏ hoặc đôi khi chỉ là một bình hoa xinh xắn bày trên bàn uống nước cũng sẽ khiến góc thư giãn nhỏ này thêm thú vị, dễ khơi gợi ý tưởng hơn cho các nhân viên.

Tuy nhiên, khi bố trí bàn trà uống nước, bạn nên lưu ý không bố trí bàn ở các vị trí đi lại, gây cản trở lưu thông trong văn phòng.

Pantry: nơi không thể thiếu trong văn phòng hiện đại

Tiếp theo chuỗi bài viết trong về không gian làm việc góp phần xây dựng nên văn hoá doanh nghiệp, bài viết trước có nhắc đến Pantry (khu giải trí của nhân viên). Trong bài viết này ta sẽ đi tìm hiểu về Pantry.

Một nơi quan trọng nhưng ít được quan tâm

Nhốt mình trong không gian văn phòng nhiều giờ có khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán chường, ảnh hưởng xấu đến năng suất? Bạn có muốn một không gian trò chuyện thân mật, thoải mái nhưng vẫn giữ được nét trang trọng, lịch sự nơi công sở? Rõ ràng là chúng ta, ai cũng cần những phút giây thư giãn sau những giờ căng não với công việc.

Nội thất khu Pantry
Nội thất khu Pantry

Thấu hiểu được nhu cầu đó, nhằm xây dựng môi trường làm việc thân thiện, nâng cao năng suất lao động, gắn kết mối quan hệ giữa các nhân viên trong công ty, một số văn phòng hiện nay đã bố trí khu vực Pantry riêng  để nhân viên giải lao, tái tạo sức lao động.

Đây có thể làm một quầy bar nhỏ với đầy đủ các dụng cụ pha chế theo mô hình tự phục vụ hoặc một không gian thoáng đẹp với những kệ đặt sách, báo. Cầu kỳ hơn, một số công ty còn trang bị dàn âm thanh hifi, màn hình LCD hỗ trợ tối đa nhu cầu giải trí, khiến nhân viên có cảm giác như đang thả hồn trong một quán café chứ không còn là một văn phòng khô cứng.

Nội thất khu Pantry
Nội thất khu Pantry

Nhìn chung, yêu cầu cơ bản đặt ra khi thiết kế nội thất khu vực này là nơi mọi người thoải mái trò chuyện, ăn nhẹ, một chỗ nghỉ trưa lý tưởng để họ có thể trở lại công việc với tâm trạng tốt hơn.

Để có một không gian phù hợp

Vì Pantry là khu vực dành riêng cho nghỉ ngơi thư giãn, chúng ta hạn chế sử dụng các màu sậm – chỉ thích hợp cho những không gian cần tập trung, suy nghĩ. Thay vào đó, ta nên sử dụng các gam màu nhẹ nhàng, trang nhã như trắng, xanh da trời, vàng nhằm tạo nên cảm giác thư thái, dễ chịu.

Ngoài ra, khi muốn thể hiện cá tính, sự năng động phù hợp ngành nghề kinh doanh của công ty, ta có thể kết hợp một chút những đường nét chấm phá bằng tông màu nóng vừa tạo ấn tượng mạnh mẽ, vừa tinh tế bộc lộ khả năng sáng tạo của đơn vị.

Nội thất khu Pantry
Nội thất khu Pantry

Những chiếc ghế bar kiểu dáng phá cách với tông màu trắng sang trọng khiến không gian pantry như nới rộng thêm. Đây cũng là một tông màu rất được ưa chuộng trong các văn phòng hiện đại. Những vật dụng trang trí ngộ nghĩnh cũng phần nào giúp mọi người cảm thấy thư giãn, trút bỏ những áp lực mà công việc mang lại.

Khu vực Pantry ngày càng được nhiều công ty chú ý thiết kế. Nó không những là nơi để mọi người giảm mệt mỏi, căng thẳng trong công việc mà còn là nơi giúp các thành viên gắn kết, hiểu nhau hơn, qua đó rèn luyện tinh thần làm việc đội nhóm, phát huy sức mạnh đoàn kết tập thể.

Phong thủy hoàn hảo cho bàn làm việc

phong-thuyTheo phong thủy, giữa bàn làm việc là vùng liên quan tới sức khỏe, cần giữ vùng này sạch sẽ. Phần phía sau, góc bên trái là vùng giàu sang hãy đặt 1 bao đỏ đựng 9 hoặc 3 đồng tiền.

Các vật phẩm cát tường mang ý nghĩa khai vận, thôi tài mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng và phương pháp bài trí khi đặt trên bàn làm việc:

phong thủy

1. Hình tượng ba loài vật là Tỳ Hưu, Kỳ Lân, Long Mã phải đặt hướng đầu về phía của chính hoặc cửa sổ vì tương truyền ăn tài khí của bốn phương, trừ tà, chiêu tài, hoạch tài…

Tỳ hưu (còn được gọi là: Tịch tà, Thiên lộc) là loài thú có 1 sừng, mình có lông dài, xoắn quăn có nhiều công dụng trừ tà (tịch tà), mang lại tài lộc (thôi tài)… dễ sử dụng.

Nghê: không có sừng, lông uốn xoăn, hàm răng nanh sắc nhọn thường được sử dụng để trấn sát, trừ tà, mang tính bảo vệ chủ nhân là chính. Nếu để trên bàn, con đực đặt bên trái, con cái đặt bên phải (từ ghế ngồi nhìn ra bàn).

Long Mã (ngựa rồng) là sự kết hợp của hai hình tượng ngựa và rồng với đầu rồng, thân ngựa biểu thị khát vọng lớn, tinh thần cạnh tranh, sức khỏe tốt, tính kiên trì và danh tiếng mang tính hỗ trợ cho chủ nhân.

Tỳ hưu nhiều công dụng trừ tà

2. Hình tượng ba loài vật: Tam cước thiềm thừ, voi, cá (cá chép hoặc long ngư) thì ngược lại phải quay đầu hướng vào nhà, không hướng ra của sổ hay cửa chính.

Tam cước thiềm thừ (cóc ba chân) (còn gọi là Kim thiềm) là một loài cóc có ba chân, linh thú này trên lưng cõng Bắc đẩu thất tinh, đầu đội thái cực lưỡng nghi, chân đạp nguyên bảo sơn miệng ngậm hai xâu tiền, theo tương truyền linh thú này thổ tiền nên phải quay đầu vào.

Cá chép, long ngư (cá đầu rồng) là hình tượng mang tài lộc sự giàu sang, tiền bạc và sự phát triển mạnh mẽ…

Voi là hình tượng biểu trưng cho sự vững mạnh, linh thú này là một trong bảy báu vật của đạo Phật, tiếp thêm sưc mạnh và quyền lực cho chủ nhân…

Ngoài ra còn có các loài vật khác như tê giác tượng trưng sức mạnh (quay đầu ra), lạc đà tượng trưng cho sự kiên nhẫn và khả năng kiềm chế cũng như khả năng tích trữ, cầm cự (quay đầu vào)…

Riêng hình tượng loài rùa hay hình tượng quy long (rùa đầu rồng), dù đây là vật phẩm cát tường biểu thị cho khát vọng, trí thông minh, địa vị, tuổi thọ, sự hòa thuận nhưng tuyệt đối không nên bài trí trên mặt bàn làm việc. Chúng chỉ có thể bầy trên bàn làm việc khi kết hợp với hình tượng gậy như ý, đồ hình bát quái, lưỡng nghi.

Các vật phẩm cát tường:

Như ý cát tường: là một vật có hình dáng cong mà phần đầu lớn, xưa vốn là vật để gãi lưng, về sau thành biểu tượng “Như ý” có nghĩa là thỏa mãn ước nguyện và việc gì cũng như ý muốn. Trong phong thủy, nó tượng trưng cho cơ hội thăng tiến nhanh, được sự ủng hộ từ cấp trên, cải thiện sự giao tiếp và kỹ năng thuyết phục tạo sự thuận lợi trong nghề nghiệp của bạn.

Cầu thủy tinh, ngọc, thạch anh là những khối chất đặc hình cầu mang lại sự thông tuệ, uyên bác, sáng suốt, trôi chảy và mở mang mối quan hệ, giao tiếp. Cầu thủy tinh cũng đem lại sự tôn trọng, quyền uy của một người quản lý. Cầu thủy tinh không những đem lại sự thông minh, của cải, tài lộc mà còn có tác dụng chế ngự hung khí đem lại bệnh tật và thị phi đấu đá do hai sao Thất Xích và Cửu Tử gây ra. Đặc biệt với các nhà doanh nghiệp, cầu thủy tinh đảm bảo công việc kinh doanh trôi chảy, phát đạt, đó cũng là lý do tại sao rất nhiều logo của các công ty làm ăn phát đạt có hình quả cầu.

Cầu thủy tinh được xem là vật phẩm cát tường trong phong thủy

cau-thuy-tinh

Bộ bàn đá thất tinh với 6 viên đá được xếp trên một trận đồ bao quanh 1 viên đá lớn hơn tượng trưng cho ngôi sao David quyền năng – ngôi sao có 6 đỉnh nhọn là sự kết hợp vận dụng các yếu tố hình học sẽ tạo nên cũng như khuếch tán những năng lượng tốt, điều hòa dòng khí, tạo sự hòa thuận, đoàn kết và khả năng bảo hộ chủ nhân. Vị trí tốt nhất là đặt nó ở phía Đông Nam bàn làm việc.

Sau đây là hình tượng các vật phẩm trong 12 con giáp hợp với bạn:

Địa chi 12 con giáp

Người tuổi Tý

Người tuổi Sửu

Người tuổi Dần

Người tuổi Mão

Người tuổi Thìn

Người tuổi Tỵ

Người tuổi Ngọ

Người tuổi Mùi

Người tuổi Thân

Người tuổi Dậu

Người tuổi Tuất

Người tuổi Hợi

Vật phẩm mang may mắn

Tam hợp, lục hợp với khỉ, rồng, trâu.

Tam hợp, lục hợp với rắn, gà, chuột

Tam hợp, lục hợp với ngựa, chó, heo

Tam hợp, lục hợp với: heo, dê, chó.

Tam hợp, lục hợp với: khỉ, chuột, gà.

Tam hợp, lục hợp: gà, trâu, khỉ

Tam hợp, lục hợp với: hổ, chó, dê.

Tam hợp, lục hợp với: heo, mèo, ngựa.

Tam hợp, lục hợp với: chuột, rồng, rắn.

Tam hợp, lục hợp với rắn, trâu, rồng

Tam hợp, lục hợp với hổ, ngựa, khỉ

Tam hợp, lục hợp với mèo, dê, hổ.

Vật phẩm không may mắn

Tương khắc: ngựa

Tương khắc: con dê

Tương khắc: con khỉ

Tương khắc: gà

Tương khắc: Chó

Tương khắc: Heo (Lợn)

Tương khắc: Chuột

Tương khắc: Trâu

Tương khắc: Hổ

Tương khắc: Mèo

Tương khắc: Rồng

Tương khắc: Rắn

Bày biện trên bàn làm việc:

Phong thủy học cho rằng, người ngồi làm việc phải được tiếp nhận sinh khí từ vũ trụ thì mới minh mẫn trong điều hành công việc. Để tăng khả năng tiếp nhận sinh khí từ vũ trụ, trên bàn làm việc phải đặt cột thủy tinh trong không màu, vật dụng này được phong thủy gọi là tháp văn xương. Nếu không có, bạn thay thế bằng một cột thủy tinh, có tác dụng ngưng tụ năng lượng trong không gian về một điểm, tăng khả năng tư duy.

– Chồng hồ sơ bên trái nên cao hơn bên phải.

– Nên đặt điện thoại ở các hướng tốt, hợp với bạn (Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam dành cho người Tây tứ mệnh và Đông, Đông Nam, Bắc, Nam dành cho người Đông tứ mệnh).

Năng lượng tích cực cũng như những điều may mắn sẽ luôn đến với bạn nếu trên bàn làm việc bạn đặt những vật tượng trưng cho Ngũ hành:

– Hướng Bắc: tách trà, ly nước hoặc cà phê…

– Góc Đông Bắc cái chặn giấy bằng thủy tinh hoặc pha lê.

– Phía Đông đặt một bình hoa tươi ở bàn làm việc, giúp tạo năng lượng dương rất tốt, khuyến khích bạn hăng say làm việc.

– Góc Đông Nam của bàn làm việc đặt một cây nhỏ tươi tốt để thu hút tài lộc và sự thăng tiến. Tuy nhiên cần tránh cây xương rồng hoặc các cây có lá sắc nhọn. Để đem lại những điều tốt đẹp, hoa và cây cảnh cần tươi và xum xuê. Nếu cây chết, hãy bỏ ngay và thay bằng một cây khác. Góc Đông Nam của bàn làm việc cũng nên đặt các tượng giả cổ màu đỏ hoặc màu tía tượng trưng cho sự giàu có.

Bàn làm việc nên có hoa tươi để lưu thông không khí

– Góc Tây Nam của bàn làm việc đặt pha lê tròn hoặc quả cầu thủy tinh trơn để tạo sự hòa đồng giữa bạn với các đồng nghiệp.

– Hướng Nam của ban lam viec đặt các loại đèn nhằm cung cấp năng lượng chủ về tên tuổi và danh tiếng cho bạn

– Hướng Tây hoặc Tây Bắc của bàn làm việc nên đặt các thiết bị văn phòng bằng kim loại (như máy tính) , nhớ rằng phải đặt vật thấp ở bên phải và vật cao ở bên trái. Ngoài ra phía Tây có thể trang trí thỏi vàng phong thủy

Theo phong thủy, giữa bàn là vùng liên quan tới sức khỏe, cần giữ vùng này sạch sẽ. Phần phía sau, góc bên trái là vùng giàu sang hãy đặt 1 bao đỏ đựng 9 hoặc 3 đồng tiền. Phần phía sau, góc bên phải là vùng quan hệ, đặt các vật thể thành từng cặp như hai đóa hoa tươi hoặc hai bức tượng nhỏ.

Cuối cùng, cần nhớ rằng, quan trọng hơn hết là ban lam viec phải thật sự sạch sẽ, gọn gàng, thông thoáng, để sinh khí luân chuyển, tránh các dòng khí bị ngưng trệ. Riêng điều đó thôi, đã tạo cho ta một cảm giác thật dễ chịu, một tinh thần thật sảng khoái. Và tinh thần phải sảng khoái thì mới hoàn thành tốt công việc.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: Bắt đầu từ phòng làm việc

Tôi còn nhớ cách đây khá lâu, có bài báo viết về một ông Tổng giám đốc người của một tập đoàn lớn từ Nhật Bản ngồi trên một bàn làm việc đối diện với các nhân viên, không có phòng riêng, và ông ấy đã tạo ra sự gần gũi thân mật với cấp dưới. Cuối cùng là kết quả kinh doanh tăng nhanh khá ấn tượng so với người tiền nhiệm. Đây là một điều đáng suy nghẫm.
Đối với nhân viên văn phòng, ai cũng biết rằng, chúng ta mỗi người làm việc 8h mỗi ngày. Nhưng ít ai để ý rằng, 8h này là giờ vàng trong một ngày cả, bởi vì trí mỗi chúng ta hoạt động sôi nổi nhất là thời điểm từ 8h sáng đến 17h chiều, sau đó là giờ dành cho thời gian thư giản, tụ họp,…
Và hầu hết 8h vàng ngọc này, chúng ta đều “sống” ở nơi làm việc – văn phòng của chúng ta – chứ không phải trong nhà của mình.
Có một điều nghịch lý là nơi chúng ta có quãng thời gian hoạt động quan trọng nhất trong ngày lại là nơi chúng ta ít trau chuốt, ít quan tâm nhất?
Đối với các tập đoàn lớn của các nước Âu Mỹ, điều này đã được và luôn luôn được họ chú trọng, bằng chứng là các cao ốc đẹp nhất, vị trí thuận lợi nhất đều dành cho làm văn phòng, chứ không phải cho khu biệt thự.
Gần đây, cụm từ” xây dựng văn hóa doanh nghiệp” cũng được thường xuyên nhắc đến. Và cũng ít ai để ý rằng, văn hóa doanh nghiệp bắt đầu từ việc cơ bản nhất là xây dựng một văn phòng làm việc.
Việc bố trí văn phòng làm việc thể hiện ý đồ của người đứng đầu một doanh nghiệp, tạo ra văn hóa lãnh đạo, văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp.
Thông thường, đối với một văn phòng hiện đại, phù hợp với phong cách làm việc ngày nay, là văn phòng mở, có nghĩa là người nhân viên và người sếp ngồi gần với nhau, có thể trao đổi công việc qua lại với nhau một cách nhanh nhất.
Nếu như ngày trước, bố trí mỗi phòng làm việc là một căn phòng khép kín, mỗi người một góc, sếp thì ngồi riêng trong một phòng kín, cách biệt với thế giới xung quanh, mỗi lần muốn gặp sếp phải thông qua cô thư ký và xếp lịch. Điều này gây ra “ nỗi sợ” của người cấp dưới khi muốn trao đổi với sếp những ý kiến của mình, dẫn đến sự xa cách và khi đó, sếp khó mà biết được “ lòng dân” muốn gì.
Hay đối với các nhân viên, mỗi người ngồi một góc, tại khu vực làm việc của mình thì thiếu các trang thiết bị cơ bản để lưu trữ các tài liệu, dẫn đến nếu hồ sơ quá nhiều thì trên bàn làm việc trở thành chỗ để “giấy”, mất hết không gian làm việc, tạo cảm giác bực bội “vô hình”, lấy đâu ra cảm hứng để có sáng kiến !!!!
Đối với một văn phòng hiện đại ngày nay, các yếu tố cần thiết sau phải có:

1. Bố trí không gian làm việc mở:

Có nghĩa là, không tạo ra sự “kín cổng cao tường”, mà phải tạo ra sự thoáng đãng, dễ gần, từ đó tạo nên sự hòa đồng , khả năng làm việc nhóm từ đó nâng cao hơn. Nhân viên làm việc trong một tổ có thể trao đổi qua lại nhanh chóng mà  không cần thiết phải di chuyển…

phòng làm việc
Bố trí bàn làm việc tại Công ty Dầu Khí Australia

Giữa các khu vực làm việc của nhân viên (workstation) phải đảm bảo được sự phân chia nhằm tạo ra sự riêng tư, nhưng không cách biệt. Giải pháp dùng vách ngăn văn phòng là tối ưu cho việc này. Hiện nay, có nhiều loại vách ngăn, tuy nhiên, vách ngăn phải đảm bảo được các yếu tố sau đây:

a. Ngăn chia nhưng không ngăn cách

b. Dễ dàng cho việc ghim các giấy ghi chú (note), nhắc việc mỗi ngày

c. Có chỗ để che dấu các dây điện, mạng, điện thoại…, đảm bảo mỹ quan và ngăn nắp tại chỗ làm việc.

Để khắc phục tình trạng “ luộm thuộm” trên mỗi bàn làm việc, mỗi nhân viên cần được trang bị tối thiểu các dụng cụ hỗ trợ để lưu chứa như : Tủ hồ sơ cá nhân, kệ treo để tài liệu, kệ để giấy tờ trình ký, kệ để bút, thậm chí phải có chỗ để nhân viên có thể trưng bày các hình ảnh , kỷ vật trên bàn làm việc, tạo cho họ có cảm giác như đang ở nhà…

Các phòng làm việc của sếp không cần thiết phải quá “kín cổng cao tường” mà thay vào đó là dung các vách ngăn bằng kính và thạch cao, gỗ…, vừa đảm bảo sự thông thoáng, dễ gần (vì sếp và nhân viên vẫn nhìn thấy nhau) mà vừa đảm bảo sự riêng tư (kính vẫn cách âm tốt). Việc phối hợp các vật liệu này thường phải do các chuyên gia về nội thất làm thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Nội thất phòng giám đốc
Nội thất phòng giám đốc

Có một nơi cực kỳ quan trọng  mà ít khi chúng ta quan tâm, đó là khu uống nước và giải trí cho nhân viên (pantry area).

Như trên đã nói, chúng ta phải tạo ra nơi làm việc như là một tổ ấm của mỗi nhân viên, vậy chắc chắn rằng trong 8h vàng ngọc này, họ cần một nơi để thở và giải lao, tái tạo sức lao động.
Nơi này phải có đầy đủ các dụng cụ máy móc để pha chế café, nước ngọt… là tất yếu. Nhưng yêu cầu về tính thẩm mỹ và thông thoáng để họ có cảm giác nhưng đang ngồi ở một quán café là cần thiết, thậm chí có nơi còn trang bị dàn âm thanh hifi, hay tivi, máy vi tính để họ xem tin tức . Thực tế tại các công ty thiết kế, có nhiều nhân viên họ chỉ thích làm việc tại khu pantry này vì tại đó họ nghĩ ra được nhiều điều mới lạ.

2. Gần gũi nhưng không “đánh đồng”

Thông thường, chúng ta hay thiết kế cho tất cả các nhân viên ngồi cùng một loại bàn và ghế. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Trong mỗi nhóm làm việc, chắc chắn phải có nhiều cấp bậc, từ chuyên gia ( Officer) đến nhân viên cấp thấp (Clerk).

Nếu chuyên gia ngồi cùng kiểu bàn và ghế với nhân viên thì tạo sự “bình dân” trong văn phòng, làm cho cảm giác “cá mè một lứa” xuất hiện. Thay vào đó, phải có sự phân cấp rõ ràng qua việc thiết kế chỗ ngồi.

Cụm bàn làm việc văn phòng cho 6 người
Cụm bàn làm việc văn phòng cho 6 người

Ví dụ: Cấp bậc Chuyên gia phải là một bàn góc 1.4m x 1.4m thì cấp bậc nhân viên chỉ là một bàn thẳng 1.2m x 1.2m, ghế ngồi cũng phải được phân cấp.

Hay cấp trưởng phòng phải có một phòng riêng nhưng kiểu dáng và màu sắc của bàn ghế phải khác đi so với cấp giám đốc,…

Khi đó, mỗi khi nhân viên được thăng chức, ngoài việc được nâng lương và các phúc lợi khác, họ còn được ngồi ở một bộ bàn ghế khác nữa, tạo cho họ sự tự hào về chỗ ngồi, và người ngồi nhìn vào cũng biết được đâu là sếp và đâu là “lính”.

Còn có nhiều yếu tố trong bố trí văn phòng ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp. Thiết nghĩ người đứng đầu một doanh nghiện nên suy nghĩ đến vấn đề này khi bắt đầu xây dựng “ văn hóa doanh nghiệp” của mình.