Những góc làm việc đẹp đem lại cảm hứng và năng suất lao động cho bạn.

Chỉ cần khéo léo lựa chọn, kết hợp và sắp xếp thôi là chúng ta có thể sở hữu ngay không gian làm việc ấn tượng dành cho riêng mình ngay tại nơi công sở hoặc tại gia cùng nội thật đẹp và “chất” tại Nội Thất Hòa Phát, Nội Thất Fami,…

1. Góc làm việc luôn phải bừng sáng và đẹp mắt, vì nó ảnh hưởng tới hiệu suất và cảm hứng làm việc của bạn.
hinh-1
2.  Để tìm nguồn hứng khởi khi làm việc hơn thì việc bổ sung sắc màu là một gợi ý lý tưởng.
hinh-2
3. Chiếc ghế ngồi với sắc màu yêu thích cũng đủ để làm điểm nhấn cho không gian đơn điệu.
hinh-3
4. Pastel là một trong những nhóm màu được nhiều người dùng để trang trí góc làm việc.

hinh-4

5. Màu sắc nhẹ nhàng làm cho không gian trở nên bớt căng thẳng, mệt mỏi đi nhiều lần.
hinh-5
6. Những bức họa đơn giản cũng là một gợi ý hay khiến góc làm việc trở nên cuốn hút hơn.
hinh-6
7. Việc lựa chọn một màu sắc riêng cho góc làm việc là điều không thể thiếu.

hinh-7
8. Bạn còn có thể tự tay sơn lại cho chiếc bàn làm việc của mình với một gam màu rực rỡ hơn trước.
hinh-8
9. Sự xuất hiện của những món phụ kiện nhỏ bé với đủ thứ sắc màu khác nhau làm cho góc làm việc trông sinh động vô cùng.
hinh-9
10. Một cách làm nhanh gọn và có thể thay đổi dễ dàng là việc dùng giấy dán tường để làm đẹp cho góc làm việc.
hinh-10
11. Những màu sắc tươi sáng luôn có cách làm cho tâm trạng tốt hơn dù bạn có thấy tồi tệ cỡ nào chăng nữa.
hinh-11
12. Đôi khi mọi thứ ngăn nắp thôi là đã đẹp mắt hơn rất nhiều rồi.
hinh-12

Góc làm việc phần nào thể hiện về cách làm việc của bạn

Góc làm việc không đơn giản chỉ là nơi bạn thực hiện những nhiệm vụ nghề nghiệp của mình 8 tiếng một ngày mà còn như ngôi nhà thứ 2 của bạn. Cách trang trí bàn làm việc, bố cục của nó thể hiện con người bạn.

Từ chậu cây cảnh nhỏ, những bức ảnh, thậm chí là bảng tên, tất cả sẽ truyền tải cách nhìn nhận của người khác về hiệu quả công việc, tính xã hội và năng lực của bạn. Theo Lisa Marie Luccioni, một giáo sự phụ trách truyền thông ở trường đại học Cincinnati, “ Mọi thứ ở nơi làm việc đều gửi một thông điệp về chủ nhân của nó, dù bạn có để ý hay không”.

Vậy mọi người sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy góc làm việc của bạn?

goc-lam-viec-noi-gi-ve-cach-lam-viec-cua-ban

Mọi người có thể nán lại góc làm việc của bạn

Bằng chứng: Một đĩa kẹo đầy, một cây cảnh nhỏ mọc tùm lum và bức ảnh trẻ con là những thứ trên bàn làm việc của bạn.

Lưu ý: Sam Gosling, giáo sư tâm lí, trường đại học Texas, nói: “ Những yếu tố như cửa phòng mở, kẹo, một chiếc ghế ngồi thoải mái và ảnh người ( không phải ảnh vật hay cảnh ) – là dấu hiện của một không gian làm việc hướng ngoại và mọi người có thể thoải mái nán lại.” Chú ý đừng để thời gian nói chuyện với mọi người ảnh hưởng tới công việc của bạn.

Mọi người không nên nán lại góc làm việc của bạn

Bằng chứng: Những chiếc ghế bẩn, phủ đầy tài liệu giấy tờ hoặc thậm chí không có ghế cho khách. Góc làm việc của bạn cũng không trang trí nhiều.

Lưu ý: “ Kể cả nếu văn phòng của bạn có ảnh hoặc tranh nghệ thuật, chúng chỉ ảnh vật chứ không phải ảnh người, mọi người có thể kết luận rằng bạn là người hướng nội và không muốn họ nán lại “ buôn chuyện”, Gosling nói. Tuy nhiên, bạn không nên lạnh lùng quá nếu không đồng nghiệp sẽ dần xa lánh.

Bạn yêu cầu sự tôn trọng

Bằng chứng: bức tường trong góc làm việc của bạn được treo rất nhiều bằng cấp, các giải thưởng trên giá, bức ảnh của bạn với người quan trọng, các tạp chí có bài viết về bạn. Bảng tên trên bàn viết rõ tên và chức vụ đầy đủ của bạn.

Lưu ý: Luccioni nói: “ Bảng tên tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ. Nếu nó viết đơn giản như “ Ông/ bà + Họ tên” của bạn, mọi người sẽ cho rằng bạn là người thân thiện, dễ tiếp cận. Ngược lại, nếu bảng tên còn nêu rõ đầy đủ các chức danh, cấp bậc, mọi người sẽ nghĩ bạn muốn được tôn trọng vì đẳng cấp của mình.”

Bạn vừa được tuyển dụng/ vừa bị sa thải hoặc sẽ sớm như vậy hoặc bạn thích làm việc tạm thời

Bằng chứng: Các tập tài liệu còn để nguyên trong thùng, góc làm việc không trang trí, không sách, không chậu cây cảnh, không ảnh và không có bảng tên.

Mọi người nên tránh làm việc với bạn

Bằng chứng: Các chồng giấy lộn xộn khắp văn phòng, nửa chiếc bánh rán ăn dở trên bàn làm việc, nền nhà đầy bụi bẩn, vết ố.

Lưu ý: Các chuyên gia đều đồng ý rằng văn phòng lộn xộn, bẩn thỉu có thể phá hỏng danh tiếng nghề nghiệp của bạn. Khi vào một văn phòng như vậy. mọi người sẽ đánh giá chủ nhân của nó là người cẩu thả, bừa bộn, không chuẩn xác và thiếu thận trọng. Và dĩ nhiên, sẽ không ai muốn làm việc với bạn. Họ thậm chí còn lo sợ, những dự án và tài liệu của mình sẽ thất lạc trong sự lộn xộn củ bạn. Vì vậy, hãy cố gắng sắp xếp, dọn dẹp văn phòng của bạn để luôn gọn gàng, ngăn nắp.

Bạn không làm việc một cách nghiêm túc

Bằng chứng: Những tấm hình hài hước, miếng giấy nhớ mỉa mai, hình ảnh kì dị và cả đồ chơi trẻ con xuất hiện trong văn phòng của bạn.

Các chuyên gia nghề nghiệp đưa ra một số gợi ý sau để giúp đảm bảo góc làm việc phù hợp với hình ảnh chuyên nghiệp của bạn:
– Không để những sở thích cá nhân chiếm phần lớn thời gian cuộc nói chuyện về công việc với đồng nghiệp và khách hàng.
– Cẩn trọng với những thứ có thể gây tranh cãi như những vật trang trí thể hiện quan điểm về giới tính, chủng tộc hay chính trị.
– Kiểm tra nội quy của công ty hoặc hỏi bộ phận nhân sự để đảm bảo bạn không phạm sai lầm về cách trang trí góc làm việc của riêng mình.
– Làm theo những nguyên tắc cơ bản trong ngành nghề của mình. Một số ngành nghề yêu cầu gắt gao về hình ảnh nghiêm túc trong khi một số khác thoải mải hơn. Ví dụ, một bức tranh biếm họa vui nhộn phù hợp với phòng làm việc của nhân viên quảng cáo hơn là trong văn phòng luật sư.
Sắp xếp bàn ghế trong văn phòng một cách hợp lí. Nếu có không gian, bạn có thể đặt thêm một chiếc ghế ngồi cho khách thay vì mọi người phải đứng khi vào văn phòng của bạn.