Công ty CP Cửa Hòa Phát đạt Cúp vàng và 2 Huy chương vàng trong lần đầu tham gia triển lãm

Hai giải thưởng Cúp vàng VTOPBUILD và Huy chương vàng sản phẩm được Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo và bảo trợ. Giải thưởng năm nay bên cạnh đề cao chất lượng sản phẩm còn chú trọng yếu tố thân thiện môi trường, công nghệ sản xuất ít tiêu tốn nguyên liệu và năng lượng. Triển lãm Vietbuild 2011 có tới 1350 gian hàng của các nhà sản xuất đến từ 18 quốc gia như Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thái Lan, Italia, Nhật Bản, Trung Quốc, Thuỵ Sỹ, Singapore…

Ông Bùi Ngọc, Giám đốc Công ty CP cửa Hòa Phát cho biết những giải thưởng này cùng chứng chỉ chất lượng VisionDoor đã đạt được (TCVN 7401:2004 và ISO 9001:2008) sẽ là những bằng chứng thuyết phục nhất về chất lượng sản phẩm, góp phần tạo sự thuận lợi cũng như uy tín cho sản phẩm mới thâm nhập thị trường cửa hiện nay vốn rất cạnh tranh. Giải thưởng cũng minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Công ty Cửa Hòa Phát mong muốn đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất.

Ông Vũ Lợi, Phó giám đốc Công ty CP Cửa Hòa Phát nhận Cup vàng thương hiệu Việt VTOPBUILD

Trong buổi sáng khai trương tại khu trung tâm của triển lãm (nhà A1) gian hàng cửa VisionDoor đã có rất đông khách tham quan, tìm hiểu về sản phẩm. Nhiều khách hàng đã khen ngợi mẫu mã cũng như chất lượng và giá cả hợp lý. Ông Trần Hữu Quân, Phó giám đốc một Doanh nghiệp lớn chuyên thi công các dự án bất động sản cho biết:” Tôi thường xuyên sử dụng vật liệu của Hòa Phát trong các công trình của mình và rất tin tưởng vào chất lượng các sản phẩm như thép, xi măng, nội thất…của Tập đoàn. Tôi cũng đã lắp nhiều loại cửa của nhiều hãng khác nhau trong các công trình, tuy nhiên hôm nay tìm hiểu về sản phẩm cửa Hòa Phát, tôi rất ngạc nhiên về công nghệ hiện đại mà Hòa Phát đang áp dụng, đặc biệt là mẫu mã, tính năng nổi trội của sản phẩm VisionDoor như cách âm, cách điện, cách nhiệt rất tốt”.

Khách tham quan tìm hiểu sản phẩm cửa nhựa mở quay lật – một thiết kế mới rất tiện dụng

VisionDoor hiện cung cấp ba hệ cửa chính: cửa nhựa, cửa gỗ và cửa nhôm. Hệ cửa nhựa gồm cửa sổ, cửa đi, vách ngăn uPVC cao cấp sử dụng thanh nhựa nhập khẩu từ CHLB Đức của hãng Rehau – nhà sản xuất cửa nhựa uy tín hàng đầu thế giới. Điểm nổi trội so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường là cửa nhựa VisionDoor sử dụng vật liệu uPVC cao cấp tuổi thọ trên 30 năm, không bị oxy hóa, ố vàng trong điều kiện bức xạ mặt trời hay mưa a-xít, đặc tính cách âm và cách nhiệt cao giúp tiết kiệm điện năng, tiết kiệm chi phí sửa chữa. Bên cạnh đó cửa VisionDoor sử dụng các phụ kiện kim khí thương hiệu Roto có tác dụng giúp đóng mở đa chiều, tạo độ kín khít, các hộp kính bơm khí trơ giúp giảm sự truyền âm, truyền nhiệt.

Hệ cửa gỗ với các lựa chọn từ gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp và gỗ ghép thanh. Sản phẩm cửa gỗ tự nhiên VisionDoor sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng và gỗ nhập, với các loại gỗ nổi tiếng có độ bền cao, đẹp và có mùi hương đặc trưng dễ chịu như gỗ sồi Châu Âu, gỗ lim Nam Phi, gỗ chò chỉ…Các sản phẩm cửa gỗ công nghiệp và gỗ ghép thanh được phủ một lớp gỗ lạng mỏng tự nhiên tạo vân gỗ và sơn kỹ lưỡng 4 lớp (02 lớp sơn nền, sơn màu và sơn bóng) giúp chống thấm nước, giữ màu vân gỗ. Đặc biệt khi sử dụng cửa gỗ VisionDoor, khách hàng không cần lo lắng sự tác động của thời tiết, các sản phẩm với nguyên liệu chọn lọc kỹ lưỡng và xử lý biến tính sẽ hạn chế cong vênh, co ngót trong mọi điều kiện thời tiết xấu.

Cửa VisionDoor sử dụng các loại kính an toàn, kính cường lực, hộp kính được nạp khí trơ Argon và kính hoa với các chức năng chịu lực va đập mạnh, chống rung, chịu sốc nhiệt, giảm tiếng ồn, cách nhiệt và tính thẩm mỹ cao. Kính an toàn giữ nguyên, không rơi ra cửa khi bị đập, rạn vỡ, góp phần ngăn chặn hiệu quả sự thâm nhập từ bên ngoài và giảm thiểu tối đa nguy hiểm cho người dùng. Ngoài ra VisionDoor cũng cung cấp hệ cửa nhôm và vách nhôm kính lớn tiêu chuẩn chất lượng châu Âu.

Không gian của VisionDoor đạt giải gian trưng bày ấn tượng triển lãm Vietbuild 2011

Hệ thống sản phẩm cửa VisionDoor rất đa dạng, thỏa mãn nhu cầu sử dụng khác nhau và phù hợp với nhiều công trình như Trung tâm thương mại, khách sạn, biệt thự, chung cư, văn phòng, Trung tâm thể thao, trung tâm hội nghị…Với tính năng ưu việt và công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sản phẩm cửa VisionDoor của Tập đoàn Hòa Phát đã đạt những thành công bước đầu và ngày một vươn xa.

Theo Nguồn: hoaphat.com.vn

Công ty CP Cửa Hòa Phát sẽ tham gia triển lãm VietBuild 2011

Vietbuild là triển lãm ngành vật liệu, sản phẩm ngành xây dựng uy tín và lâu đời nhất tại Việt Nam, được tổ chức thường niên tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ, 148 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Gian trưng bày của VisionDoor nằm tại vị trí trung tâm của triển lãm – khu A1 từ số 81 đến 84.

VisionDoor sẽ mang tới triển lãm các sản phẩm cửa nhựa, cửa gỗ và cửa nhôm. Ông Bùi Ngọc – Giám đốc Công ty CP Cửa Hòa Phát đánh giá “Vietbuild 2011 là dịp để quảng bá thương hiệu VisionDoor và cũng là cơ hội xúc tiến, tìm kiếm các đối tác trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp”.

Cửa nhựa VisionDoor sử dụng thanh uPVC nhập khẩu từ Đức của hãng Rehau – Nhà sản xuất thanh nhữa hàng đầu thế giới

Công ty CP Cửa Hòa Phát, tiền thân là Công ty CP Sản xuất Thương mại Nam Hoàng Việt thành lập năm 1998 và chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Hòa Phát từ tháng 3/2011. Công ty Cửa Hòa Phát chuyên sản xuất và tư vấn thiết kế cửa nhựa, cửa gỗ, cửa nhôm tiêu chuẩn chất lượng châu Âu mang thương hiệu VisonDoor. Mặc dù mới gia nhập thị trường nhưng sản phẩm VisinDoor đã được sử dụng tại các công trình lớn như Khu nhà ở cho Học sinh – Sinh viên Mỹ Đình II, Trung tâm huấn luyện VĐV cấp cao Mỹ Đình, Tổ hợp văn phòng và Chung cư cao cấp GP Invest 170 Đê La Thành, Khu phức hợp Văn phòng và Chung cư cao cấp Mandarin Garden (Hoàng Minh Giám), Ban chỉ huy Quân sự quận Cầu Giấy…và nhiều trụ sở của các tập đoàn, các khách sạn cao cấp khác.

Theo Nguồn: hoaphat.com.vn

Chưa thể khẳng định các nhà đầu tư Nhật rút vốn

Tuần giao dịch vừa qua, nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) ồ ạt bán ra một lượng lớn cổ phiếu chưa từng có trong một vài năm gần đây tại HOSE. Chưa có bằng chứng khẳng định chính nhà đầu tư Nhật đã bán ra tài sản để mang tiền về tái thiết đất nước sau thảm họa động đất và sóng thần nhưng động thái này khá giống với những gì đang diễn ra ở các thị trường tài chính lớn trên thế giới.

Việc các nhà đầu tư Nhật bán tài sản ở nước ngoài làm đồng Yen tăng giá kỷ lục trong tuần qua.

Thống kê cho thấy, tổng khối lượng bán ra của khối ngoại tại HOSE trong tuần qua là hơn 42.26 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 1,243.67 tỷ đồng. Lượng mua ròng là 32.74 triệu đơn vị, tương đương 989.5 tỷ đồng. Như vậy, lượng bán ròng là xấp xỉ 9.52 triệu đơn vị, và 254 tỷ đồng. Trong đó, chỉ riêng phiên giao dịch cuối tuần, lượng bán ròng đã là 7.54 tỷ đồng, tương ứng với 215 tỷ đồng.

Trong khi đó, NĐTNN đã chuyển sang mua ròng tại sàn HNX lên đến 5.93 triệu cổ phiếu, tương đương với giá trị 125.3 tỷ đồng, một mức cao hiếm có tại sàn này.

Động thái bán ròng của khối ngoại đã diễn ra khá nhiều từ đầu năm đến nay do lo ngại về bất ổn kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá tăng cao… nhưng biểu hiện bất thường trong tuần qua là điều hiếm thấy. Đã có nhiều ý kiến của chuyên gia cũng như nhà đầu tư xung quanh vấn đề này.

Các chuyên gia đến từ CTCK Dầu khí (PSI) cho rằng, các NĐTNN bán ròng làm các mã bluechip có vốn hóa lớn giảm giá mạnh như BVH giảm 19.02%, MSN giảm 16.13%, HAG giảm 14.42%, VIC giảm 10%, DPM giảm 6%, VPL giảm 9.5%… là nguyên nhân chính làm cho chỉ số VN-Index giảm điểm khá mạnh trong tuần qua. Nếu họ tiếp tục bán ròng thì đây sẽ là nguồn cung lớn gây tác động mạnh lên đà tăng của thị trường.

Bà Lê Nguyệt Ánh – Phó Trưởng phòng phân tích CTCK ACB (ACBS) thì cho biết, hành động bán ròng đột biến của NĐTNN trên sàn HOSE cho thấy họ cực kỳ bi quan đối với triển vọng thị trường trong dài hạn. Nếu diễn biến này tiếp tục sẽ là điều không hề tốt cho thị trường.

Tuy nhiên, đề cập đến khả năng các quỹ của Nhật đang thoái vốn đề đem tiền về tái thiết đất nước, bà Ánh cho biết chưa thấy có dấu hiệu này, bởi nhiều các nhà đầu tư Nhật đang có giao dịch tại ACBS vẫn mua bán bình thường trong tuần qua và chưa ai đặt vấn đề bán mạnh cổ phiếu hay rút vốn về nước.

Bà Ánh cũng cho biết thêm, với tổng lượng vốn của các nhà đầu tư Nhật trên thị trường khoảng hơn 200 triệu USD, thì nếu việc thoái vốn của họ có xảy ra cũng không ảnh hưởng nhiều đến thị trường.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Hải Hà – Phó TGĐ phụ trách đầu tư của MB Capital Management, công ty quản lý một quỹ đầu tư của Nhật với giá trị hơn 100 triệu USD cho biết, khả năng các nhà đầu tư Nhật rút khỏi thị trường Việt Nam rất là ít bởi những lợi thế khi họ quyết định đầu tư vào Việt Nam thì vẫn còn. Bên cạnh đó, với tính thanh khoản thấp của thị trường Việt Nam như hiện nay, việc rút vốn của các quỹ đầu tư Nhật sẽ gặp nhiều khó khăn hơn tại những thị trường có tính thanh khoản cao như Mỹ hay châu Âu.

Ông Võ Kim Phụng – Trưởng phòng Nghiên cứu – Phân tích CTCK MHB (MHBS) cho biết, việc bán ròng mạnh tuần qua và chủ yếu tập trung vào các mã có sức ảnh hưởng lớn để VN-Index như BVH, VIC, MSN… có thể do các quỹ ETF tiến hành chốt lời sau một thời gian dài mua mạnh và không loại trừ các nhà đầu tư Nhật cũng nằm trong nhóm bán ròng này.

Trong khi đó, một số nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan hơn về việc khối ngoại bán mạnh chỗ này và tăng cường mua vào ở chỗ khác. Họ cho rằng điều này chỉ đơn thuần mang tính thị trường, dòng tiền ngoại vẫn lưu chuyển trong nước chứ chưa có dấu hiệu rời khỏi Việt Nam. Động thái của khối ngoại tuần qua có thể chỉ là một hướng kinh doanh khác nhằm “kiếm lời”nhanh ở những cổ phiếu giá rẻ nhưng vẫn có yếu tố cơ bản tốt và tính rủi ro ít như CTG, VCG, PVS, PVX…

Nhiều chuyên gia cũng có nhận định tương tự về việc khối ngoại chuyển hướng kinh doanh sang mua cổ phiếu trên sàn HNX. Bà Lê Nguyệt Ánh cho rằng, điều này mang tính đầu cơ hơn là mua và nắm giữ trong dài hạn. Hiện cổ phiếu trên HNX-Index đang có chỉ số P/E thấp hơn (8.45 so với 9.83 trên VN-Index) nên có thể mang nguồn lợi đầu tư hấp dẫn trong cả ngắn và dài hạn hơn so với các cổ phiếu trên VN-Index. Do đó, khối ngoại có thể chuyển hướng sang HNX-Index để tận dụng giá cổ phiếu rẻ trên sàn này.

Ông Nguyễn Hoàng Phương – Chuyên viên Phân tích và tư vấn CTCK TPHCM (HSC) đánh giá mức độ rủi ro tại HNX hiện nay thấp hơn nhiều so với HOSE. Do đó, thị trường này thu hút được dòng tiền đầu cơ của các nhà đầu nội lẫn nhà đầu tư ngoại. Trong khi đó, sàn HOSE vẫn nằm trong xu hướng giảm và đang chịu nhiều rủi ro từ kinh tế vĩ mô trong nước lẫn nước ngoài.

Theo nguồn: hoaphat.com.vn

Hòa Phát tiếp đón quỹ đầu tư lớn của Canada

Tiếp đoàn có ông Trần Tuấn Dương – Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc và bà Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát cùng các chuyên viên Ban tài chính của Tập đoàn. Ông Dương đã giới thiệu khái quát về hoạt động của Tập đoàn Hòa Phát và kết quả sản xuất kinh doanh năm vừa qua. Theo thông tin mới nhất, lợi nhuận sau thuế 2 tháng đầu năm của HPG đạt 350 tỷ đồng, dự kiến lợi nhuận quý I năm 2011 sẽ đạt hơn 500 tỷ đồng thực hiện được 27% so với kế hoạch năm dự kiến trình ĐHCĐ sắp tới.

Sau khi nghe giới thiệu khái quát về Hòa Phát, ông Lee George Lam – Chủ tịch Tập đoàn Macquarie Capital Hồng Kông và Việt Nam cho biết: “Chúng tôi nghe nói nhiều về HPG nhưng hôm nay mới được tận mắt chứng kiến những thành tựu ngày càng lớn của Hòa Phát. Qua buổi làm việc hôm nay, chúng tôi muốn được hợp tác lâu dài với quý vị trên nhiều phương diện như đầu tư tài chính, tư vấn tài trợ, huy động vốn nợ và vốn cổ phần, hợp tác chiến lược… Đồng thời, Macquarie cũng sẵn sàng giúp HPG phát hành trái phiếu ở nước ngoài.”

Hòa Phát đang nhận được sự quan tâm của nhiều quỹ đầu tư lớn

Ông Dương thay mặt Tập đoàn Hòa Phát cảm ơn và hy vọng hai bên sẽ hợp tác tốt đẹp trong thời gian tới. “Việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở thị trường tài chính trong nước hay nước ngoài rất đáng lưu tâm, nhưng Hòa Phát luôn cân nhắc sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn phát triển các dự án theo từng giai đoạn”, ông Dương nói.

Buổi làm việc còn có sự hiện diện của lãnh đạo và chuyên gia tài chính Tập đoàn Macquarie Châu Á. Macquarie Capital là một tập đoàn đầu tư và tư vấn tài chính toàn cầu giữ vị trí số 1 tại Canada và đứng thứ 3 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với tổng giá trị tài sản lên đến hơn 300 tỷ USD. Tập đoàn này đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Công ty Chứng khoán Vina (VinaSecurities) nhằm xâm nhập thị trường Việt Nam đầy tiềm năng.

Chuyến thăm của nhà lãnh đạo cấp cao Macquarie Capital mở ra mối quan hệ hợp tác đầy triển vọng, đồng thời thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn của các quỹ đầu tư quốc tế lớn với Tập đoàn Hòa Phát.

Theo nguồn: hoaphat.com.vn

Ống thép Hòa Phát tiếp đối tác từ Mỹ

Phát biểu tại buổi tiếp phái đoàn LDR tại Hà Nội, Ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát kiêm Giám đốc Công ty Ống thép Hòa Phát hoan nghênh chuyến thăm của các thành viên LDR. Ông Tuấn cũng giới thiệu khái quát về Tập đoàn Hòa Phát nói chung và mảng sản xuất ống thép nói riêng.

Hai bên đã thống nhất hướng tới mối quan hệ hợp tác lâu dài

Trong những năm qua, Công ty Ống thép Hòa Phát luôn mạnh dạn đầu tư công nghệ, máy móc, kỹ thuật nhằm mở rộng sản xuất, tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng tối đa chất lượng, sản lượng cho khách hàng. Ông Larry Greenspon – Chủ tịch của LDR cho biết: “Chúng tôi được biết Ống thép Hòa Phát đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Canada, khu vực EU và nhiều nước khác. Điều đó cho thấy ống thép Hòa Phát đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất và chúng tôi rất hy vọng hai bên sẽ có mối quan hệ hợp tác lâu dài”. LDR là công ty chuyên sản xuất thiết bị đường ống, nhà bếp, nhà tắm cao cấp hàng đầu của Mỹ.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn khẳng định, Công ty sẽ ưu tiên hàng đầu cho việc đầu tư, bổ sung thiết bị hiện đại nhất để đẩy mạnh sản xuất ống thép xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng đồng thời giữ vững vị thế số 1 tại thị trường Việt Nam. Mục tiêu của Ống thép Hòa Phát trong năm 2011 là xuất khẩu 15 – 20% tổng sản lượng sản xuất.

Nguồn: hoaphat.com.vn

HPG, vững tin với kế hoạch lợi nhuận cao

HPG đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2011 là 1.865 tỷ đồng cao hơn hẳn dự kiến hồi tháng 2 là 1.620 tỷ đồng. Kế hoạch mới được xây dựng dựa trên cở sở nào, thưa ông?

Chúng tôi xây dựng kế hoạch lợi nhuận năm 2011 tăng đột biến so với thực hiện năm 2010 trên cơ sở: kết quả thực hiện năm 2010; sự tăng trưởng bền vững từ 10 đến 20% của các ngành hàng truyền thống như nội thất, thiết bị xây dựng, ống thép, điện lạnh…; các dự án KLH gang thép, luyện than cốc đã hoạt động ổn định cuối năm trước sẽ hoạt động 100% công suất trong năm nay; lợi nhuận mảng bất động sản sẽ được ghi nhận vào những tháng cuối năm 2011; uy tín thương hiệu của HPG ngày càng được khẳng định trên thị trường.

Ông Trần Tuấn Dương: “Dự kiến lợi nhuận quý I/2011 của HPG đạt hơn 500 tỷ đồng, tương đương 27% kế hoạch cả năm”

Mặc dù điều kiện thị trường tài chính tiền tệ hiện nay còn nhiều khó khăn, khó đoán định nhưng với kinh nghiệm điều hành nhiều năm, trải qua nhiều khó khăn của thị trường, Ban lãnh đạo HPG tin tưởng sẽ thực hiện được kế hoạch doanh thu, lợi nhuận năm 2011. Cụ thể, trong hai tháng đầu năm, dù kinh tế vĩ mô đã diễn biến phức tạp và tác động bất lợi đến hoạt động của các doanh nghiệp nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của các công ty trong Tập đoàn vẫn đạt được kết quả rất tốt.

Lợi nhuận sau thuế 2 tháng đầu năm của HPG đạt 350 tỷ đồng, dự kiến lợi nhuận quý I năm 2011 sẽ đạt hơn 500 tỷ đồng thực hiện được 27% so với kế hoạch năm dự kiến trình ĐHCĐ sắp tới.

Ông có thể cho biết, cơ cấu lợi nhuận từ các lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn và tính khả thi của kế hoạch lợi nhuận đặt ra?

2011 là năm thứ 2 HPG thực hiện chiến lược kinh doanh mới. Lấy sản xuất công nghiệp trong đó mảng thép là cốt lõi, làm nền tảng, phát triển mạnh bất động sản và khoáng sản.

Ngành nghề quan trọng của HPG vẫn là sản xuất thép xây dựng với công suất 650.000 tấn/năm, dự kiến đóng góp khoảng 55% doanh thu và 36% lợi nhuận toàn Tập đoàn. Dự án KLH Gang thép giai đoạn I với công suất 350.000 tấn/năm tính tới cuối năm 2010 đã gần đạt công suất thiết kế, sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt 260.000 tấn trên tổng sản lượng 582.715 tấn của toàn Tập đoàn.

HPG đang triển khai giai đoạn 2 – Dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát

KLH có lợi thế công nghệ quy trình sản xuất khép kín, chủ động nguyên nhiên liệu đầu vào chính là than coke và quặng… cùng năng lực quản trị tốt giúp thép Hòa Phát rất cạnh tranh về giá thành và vẫn có tỷ suất lợi nhuận tốt. Điều này đã chứng minh trên thực tế hai năm qua, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, thép Hòa Phát vẫn liên tục tăng trưởng về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, vươn lên mở rộng thị phần.

Năm nay, tuy kinh tế khó khăn nhưng vẫn tăng trưởng nên chúng tôi tin rằng thép Hòa Phát có khả năng để tiếp tục tăng sản lượng bán hàng, đưa KLH hoạt động hết 100% công suất. Bằng chứng là hiện nay thép Hòa Phát sản xuất ra đến đâu bán đến đó, không có hàng tồn kho.

Bất động sản đóng góp 20% vào lợi nhuận của Tập đoàn năm nay là chắc chắn vì dự án chung cư 257 đường Giải Phóng đã bán hết nhà, thu tiền theo tiến độ và giao nhà đầu năm 2012. Tỷ trọng lợi nhuận từ bất động sản sẽ tăng dần lên trong các năm sau.

Trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản, dự án than coke giai đoạn 1 rất hiệu quả đóng góp 300 tỷ đồng lợi nhuận năm 2010 và dự kiến đóng góp hơn 350 tỷ đồng năm 2011.

Các dự án khoáng sản khác vẫn được Tập đoàn Hòa Phát chú trọng đầu tư, đặc biệt 2 mỏ quặng sắt lớn là Sàng Thần và Tùng Bá tại Hà Giang sẽ đi vào khai thác để cung ứng đủ nguyên liệu cho KLH Gang thép. Các ngành hàng truyền thống của Hòa Phát đều hoạt động ổn định.

Được biết HPG đang triển khai dự án KLH giai đoạn 2, nhà máy than cốc giai đoạn 2 cần vốn lớn nhưng cũng hứa hẹn tăng trưởng lợi nhuận khi dự án hoạt động vào năm 2012, như hiệu quả dự án giai đoạn 1 mang lại. Vậy, HPG có kế hoạch trả cổ tức năm 2011 bằng cổ phiếu?

Nhu cầu vốn đầu tư 2 dự án vừa nói là rất lớn nhưng Hòa Phát đã thu xếp được nguồn vốn bằng việc đã ký các hợp đồng tài trợ tín dụng. Tuy nhiên, HPG phải thu xếp vốn đối ứng, vì vậy sau khi xin ý kiến ĐHCĐ, tùy tình hình cụ thể, HĐQT sẽ quyết định chia cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu ở tỷ lệ đảm bảo tối đa lợi ích cho cổ đông.

Theo nguồn: hoaphat.com.vn

Thép Hòa Phát vươn lên vị trí thứ 2 về thị phần tại Việt Nam

Không có hàng tồn kho mặc dù nguồn cung tăng trưởng mạnh mẽ nhờ Khu liên hợp Gang thép (KLH), Thép Hòa Phát sản xuất ra tới đâu bán hết tới đó. Đây là những tín hiệu vui đầu tiên trong lộ trình phấn đấu trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam.

KLH Gang thép Hòa Phát được coi là vũ khí đặc biệt của HPG tạo ra những lợi thế cạnh tranh hiệu quả cho Thép Hòa Phát trong thời điểm giá điện tăng mạnh và thị trường ngoại tệ biến động. KLH có quy trình sản xuất khép kín, Thép Hòa Phát ra đời từ nguyên liệu tinh quặng được Hòa Phát khai thác và thu mua trong nước thay vì sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài theo công nghệ cũ đang được các doanh nghiệp thép khác tại Việt Nam áp dụng.

Một ưu thế khác từ công nghệ lò cao của KLH đó là luyện thép bằng than Coke siêu sạch từ nhà máy than Coke Hòa Phát, công nghệ này giúp tiết kiệm điện tối ưu và an toàn cho môi trường so với dùng lò điện. Nguồn nhiệt dư từ nhà máy than Coke được dùng để sản xuất điện và số điện này đủ cung cấp khoảng 35% – 40% cho toàn bộ KLH. Công nghệ tiên tiến đã giúp Hòa Phát phát triển bền vững trong bối cảnh thị trường thép ngày càng khốc liệt, như phân tích của VSA giá điện sẽ loại bỏ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu.

Hòa Phát là nhà sản xuất duy nhất tại Việt Nam có khả năng sản xuất thép D55 – mác thép cao chuyên dùng xây dựng cầu lớn và nhà siêu cao tầng

Theo nguồn: hoaphat.com.vn

Nội thất Hòa Phát bất ngờ tăng doanh thu dòng sản phẩm từ inox

Thời gian vừa qua Nội thất Hòa Phát với sự bất ngờ tăng doanh thu 3 dòng sản phẩm mới từ inox: hàng gia dụng, hàng cho khu công nghiệp – công cộng và thiết bị y tế. Trong đó nổi bật nhất là dòng hàng thiết bị y tế (TBYT) như giường sắt, tủ đầu giường… với những tính năng nổi trội và đa dạng về kiểu dáng. Bộ sản phẩm là kết quả của quá trình nghiên cứu thực tế và thói quen sử dụng mới của thị trường Việt Nam.

Đón đầu thị hiếu thị trường

Theo nghiên cứu, hiện nay inox (hay còn gọi là thép không rỉ) đang được sử dụng với một phạm vi rộng và có xu hướng dần dần thay thế cho các sản phẩm gia công từ thép bởi Inox là loại hợp kim có khả năng chống mài mòn cao. Chính vì vậy các nhà sản xuất nội thất đã lựa chọn chất liệu Inox. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm chưa thực sự ổn định, chất liệu chỉ dừng ở mức trung bình, sản phẩm thường là hàng gia dụng như ghế, mắc áo, xích đu, thiết bị cho phòng khám, siêu âm, phòng cấp cứu,… và được phân phối qua cửa hàng bán lẻ.
Thêm vào đó, các sản phẩm sản xuất từ inox đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu trên thị trường. Nắm bắt được xu thế, Nội thất Hòa Phát đã định hướng sản xuất dòng sản phẩm Inox với nhiều ưu điểm nổi trội để đưa ra thị trường. Công ty sử dụng chất liệu inox nhập ngoại để đảm bảo chất lượng sản phẩm và có độ bền cao.

Sản phẩm từ inox Hòa Phát có độ bền cao, khả năng chịu mài mòn tốt

Sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng và đạt đầy đủ các yêu cầu: kết cấu chắc chắn, bề mặt ống độ bóng đồng đều, sắc nét, không bavia. Các dòng hàng này sẽ góp phần đa dạng hóa dòng hàng trên thị trường, đáp ứng một phần nhu cầu của người tiêu dùng về một chất liệu mới, có khả năng chịu mài mòn và đẹp, đồng thời, phát huy lợi thế cạnh tranh, uy tín thương hiệu, khả năng cung ứng và nâng cao thị phần ngành hàng của công ty.

TBYT Hòa Phát – Dòng hàng đặc chủng vì cộng đồng

Công bố mới đây của ngành y tế cho biết, có tới 80% thiết bị y tế (TBYT) đang phải nhập ngoại với giá thành cao. Bác sĩ Hoàng Hoa Hải, Trưởng phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, cho biết việc sử dụng TBYT phải đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân. Với giường nằm và một số sản phẩm phụ trợ điều trị khác dành cho bệnh nhân cần săn sóc đặc biệt, hầu hết các bệnh viện cả tuyến trung ương và địa phương vẫn phải nhập của Đức, Nhật… vì sản phẩm trong nước hiện không đáp ứng được các tư thế nằm của người bệnh.

Bộ sản phẩm TBYT Hòa Phát – dòng hàng đặc chủng vì sức khỏe cộng đồng

Trước thực trạng trên nội thất Hòa Phát đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất các mặt hàng TBYT, đồng thời giảm bớt gánh nặng nhập ngoại cho ngành y tế, khắc phục những bất cập của TBYT trong khám chữa bệnh hiện nay. Rất nhiều loại thiết bị đặc chủng được Công ty triển khai ra hàng vì sức khỏe cộng đồng như: Tủ đầu giường, giường sắt, cọc truyền, ghế đôn, ghế đẩu quay; cáng cứu thương, xe đẩy cáng cứu thương, bàn khám bệnh, bàn siêu âm, xe đẩy dụng cụ y tế.

Bàn khám bệnh cũng như các sản phẩm TBYT Hòa Phát khác đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn ngành

Các loại giường y tế có kiểu dáng khung theo tiêu chuẩn ngành TCVN Những sản phẩm khác như bàn khám bệnh, bàn siêu âm, cọc truyền y tế… cũng đều được sản xuất theo đúng những tiêu chuẩn lưu hành của Bộ Y tế, thuận tiện và an toàn trong quá trình sử dụng, tạo cảm giác thoải mái cho cả các y bác sỹ cũng như bệnh nhân, góp phần tăng hiệu quả điều trị.

Với những tính năng ưu việt, kênh phân phối rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước và đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, Nội thất inox Hòa Phát sẽ nhanh chóng được người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn.

Nếu bạn còn khó khăn trong việc lựa chọn những dòng sản phẩm này hay băn khoăn những tiện ích của sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi.

Phòng bán hàng Nội thất Hòa Phát: 04.3995.36.92 – 04.22.15.05.28- 04.22.00.28.98

Hòa Phát trích lập dự phòng quỹ nhằm thanh toán nợ nần

Theo báo cáo tài chính quý I mới công bố, tập đoàn Hòa Phát đã trích lập 164 tỷ đồng nhằm dự phòng cho khoản phải thu khó đồi 264 tỷ đồng của bầu Kiên và cũng dự kiến sẽ thu nốt số còn lại chậm nhất trong tháng 5/2013.

Cũng theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I, Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG) có lợi nhuận sau thuế hơn 480 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 40% kế hoạch năm. Quý này, doanh thu tài chính của tập đoàn bứt phá hẳn so với quý I/2012, tăng 6 lần, đạt trên 136 tỷ đồng. Tổng doanh thu thuần là 3,934 tỷ đồng.

Đến ngày 31/3, tập đoàn có 996,3 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, 26% trong số này gửi tại ngân hàng. Bên cạnh đó, trị giá các khoản tiền phải thu ngắn hạn của Hòa Phát cũng tăng hơn 20 tỷ đồng, lên 312 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Trong số này, doanh nghiệp vẫn bị “kẹt” 264 tỷ đồng của ông Nguyễn Đức Kiên từ thương vụ chuyển nhượng cổ phần. Do vậy, Hòa Phát tạm thời trích lập 164 tỷ đồng cho khoản phải thu này, đồng thời cho biết khả năng thu hồi sẽ phải phụ thuộc vào kết quả của việc điều tra và việc thương lượng giữa các bên liên quan.

Hồi tháng 3, tại đại hội cổ đông thường niên, khoản nợ trị giá 264 tỷ đồng đã làm các cổ đông tập đoàn nóng ruột và liên tục đặt câu hỏi. Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát giải thích từng có mối quan hệ với ông Nguyễn Đức Kiên nên đã mời tham gia và đồng ý cho góp 15% vốn từ công ty riêng của ông Kiên (Cổ phần Đầu tư ACB).

Năm 2012, Công ty cổ phần Đầu tư ACB ngỏ ý muốn rút vốn, đồng thời ông Kiên lại bất ngờ liên đới tới pháp luật khiến việc mua lại vốn của Hòa Phát gặp khó khăn. Dù vậy, ông Long vẫn khẳng định: “Phía gia đình ông Nguyễn Đức Kiên cũng rất tích cực khắc phục sự cố trên. Dự kiến trong tháng 4 hoặc tháng 5, số tiền từ vụ chuyển nhượng sẽ được bồi hoàn đầy đủ”. Tuy nhiên, hiện tại Hòa Phát vẫn chưa có thông tin mới về kết quả thu hồi khoản nợ.

Nguồn: hoaphat.com.vn

Nghị quyết Hội đồng quản trị HPG ngày 08/03/2011

1. Kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2011 toàn Tập đoàn.
– Doanh thu toàn Tập đoàn dự kiến: 17.500 tỷ đồng
– Lợi nhuận sau thuế toàn Tập đoàn dự kiến: 1.865 tỷ đồng.

2. Mức chi, thời hạn chi trả cổ tức năm 2010 và đệ trình Đại hội đồng cổ đông, cụ thể như sau:
– Tỷ lệ trả cổ tức: 30%. Trong đó:
– 20% đã tạm ứng bằng tiền mặt ngày 15/12/2010;
– 10% còn lại thực hiện trong sáu tháng cuối năm 2011.

3. Mức chi trả cổ tức năm 2011 là 40% và đệ trình Đại hội đồng cổ đông quyết định.

4. Thời gian, địa điểm tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011.
– Thời gian: Từ 8h45p ngày 31 tháng 03 năm 2011.
– Địa điểm tổ chức Đại hội: Phòng họp Ballroom – Khách sạn Opera Hilton – Số 1 Lê Thánh Tông, Hà Nội
– Nội dung họp dự kiến: Theo bản đính kèm

5. Phương án mua cổ phiếu quỹ:
– Số lượng cổ phiếu dự kiến mua lại: không quá 10.000.000 (mười triệu) cổ phiếu.
– Nguồn vốn để mua lại: thặng dư vốn và lợi nhuận giữ lại
– Nguyên tắc xác định giá: mua theo giá thị trường tại ngày thực hiện giao dịch
– Thời gian thực hiện giao dịch: trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được sự chấp thuận của Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
– Phương thức giao dịch: mua trên sàn giao dịch theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

6. Đệ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Kiểm soát.

7. Tăng vốn góp vào Công ty CP Khoáng sản Hòa Phát. Cụ thể như sau:
– Vốn Điều lệ của Công ty CP Khoáng sản Hòa Phát: 150 tỷ đồng
– Tỷ lệ nắm giữ của Tập đoàn hiện tại: 49%
– Tỷ lệ dự kiến tăng thêm: 21%
– Tỷ lệ nắm giữ sau khi tăng: 70%
– Thời gian thực hiện: Tháng 3 năm 2011.

8. Góp vốn vào Công ty TNHH Một thành viên Cửa Visiondoor (gọi tắt là Công ty Visiondoor).Công ty VisionDoor có ngành nghề kinh doanh: tư vấn, thiết kế, sản xuất và lắp đặt hệ thống cửa nhựa, cửa gỗ, cửa nhôm
– Tên Công ty: Công ty TNHH Một thành viên Cửa Visiondoor
– Vốn điều lệ hiện tại của Công ty Visiondoor: 20 tỷ đồng
– Vốn điều lệ dự kiến tăng thêm 60 tỷ đồng thành 80 tỷ đồng
– Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đóng góp: 48 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 60% Vốn Điều lệ của Công ty Visiondoor.
– Thời gian dự kiến góp: Tháng 3 năm 2011.

Nguồn: hoaphat.com.vn